Bảo dưỡng, sửa chữa sân bóng rổ

Hiện nay, nhiều sân bóng rổ được xây dựng lên hiện nay để phục vụ cho nhu cầu về môn thể thao này. Tuy nhiên, có rất nhiều sân xuống cấp do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan khác nhau. Để khắc phục được tình trạng này thì cần phải có quy trình sửa chữa chuẩn. Dưới đây Thế Giới Thể Thao xin tổng hợp và có một số chia sẻ về hướng dẫn sửa chữa và thi công sơn sân bóng rổ.

Một số vấn đề các sân bóng rổ thường gặp

Trong quá trình thi công sơn sân bóng rổ có thể gặp một số sai sót làm ảnh hưởng sân sau này hoặc có thể do những tác hại bên ngoài cũng ảnh hưởng lớn đến sân, cũng có thể do những nhà thầu sử dụng dòng sơn kém chất lượng cũng như thi công không đúng quy trình.

Có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng, làm giảm chất lượng của sân. Một số vấn đề mà mặt sân bóng rổ thường gặp như:

  • Bề mặt sân bóng rổ thường dễ gặp phải là nứt sân. Vết nứt có thể là do kỹ thuật thi công không chuẩn, bước xử lý bề mặt chưa tốt hoặc áp dụng sơn kém chất lượng cho sân, cũng có thể do ảnh hưởng khi bê tông xi măng mặt nền co lại vì thời tiết khắc nghiệt(vì không để cho lớp bê tông khô hoàn toàn trong 28 ngày), tuổi thọ sử dụng của sân đã quá hạn… Nếu lớp sơn được thi công trên nhựa đường thì theo thời gian sẽ làm sơn giòn hơn dễ nứt hơn.
  • Mặt sân bóng rổ bị phồng rộp, hiện tượng này do nhiêu nguyên nhân khác nhau gây ra: do chuẩn bị bề mặt sân chưa tốt (còn nhiều bụi bẩn) làm sơn bong tróc, dòng sơn kém chất lượng hoặc do thi công sân khi nhiệt độ của môi trường quá nóng làm cháy sơn giảm độ kết dính gây phòng dộp.
  • Mặt sân bị đọng vũng là do trong quá trình thi công không kiểm tra và xử lý đọng vũng cho bề mặt sân. Cũng có thể do mặt nền bị lún do mặt nền xuống cấp, sử dụng trong thời gian dài.
  • Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khách quan khác cũng gây hư hại đến sân như bản vẽ thiết kế không chính xác, sai kích thước, nguyên vật liệu thi công kém chất lượng như: cát chuyên dụng, sơn sân bóng rổ và các nguyên liệu lớp đệm không đạt tiêu chuẩn quy định dành để thi công sân bóng rổ.

Quy trình sửa chữa và thi công sơn sân bóng rổ

Xử lí bề mặt bị hư hỏng

Nếu bề mặt nứt nẻ, bong tróc, phồng rộp thì cần phải loại bỏ đi lớp sơn cũ, có thể dùng máy bóc sơn để tăng công xuất.

Còn nếu sân đã xuống cấp do mặt nền bị hư hại, lún thì cần phải phá vỡ hoàn toàn sân và thi công lại hoàn toàn.

Chuẩn bị bề mặt sân trước khi thi công

Thi công mặt nền

Mặt nền dùng để thi công sân bóng rổ có thể là bề mặt nhựa đường (bê tông alpha) hoặc bề mặt bê tông xi măng. Nếu bê tông xi măng đạt chất lượng thi công được phải có độ dày 10cm dưới đất, xung quanh sân phải có độ thoát nước tốt. Còn đối với nền nhựa đường thì độ dày của nền chỉ cần là 5cm.

Xử lý bề mặt

  • Nền bê tông sân được đổ trong điều kiện thời tiết tốt, nắng đẹp, để sân có thể khô tốt sau khi đổ. Nền bê tông chúng ta không được cán lớp hồ dầu trên bề mặt nền. Lớp hồ dầu tạo độ bóng nhất định cho mặt nền, không tạo được sự liên kết vững chắc nguyên khối sau khi áp dụng những lớp sơn phủ lên nền, nếu thi công sơn lên lớp hồ này sẽ làm dẫn đến bong dộp mặt sân.
  • Cần phải kiểm tra thật kỹ những khuyết điểm trên bề mặt nền, để xử lý những vị trí bê tông yếu đồng thời loại bỏ những tạm chất bám trên bề mặt bê tông. Nếu không xử lý những khuyết điểm này thì sẽ ảnh hưởng lớn đến mặt sân sao này.
  • Bề mặt bê tông bị bám bẩn, rong rêu và nhiều tạp chất trên bề mặt, chúng ta có thể dùng máy hút bụi hoặc có thể sử dụng hóa chất chuyên dụng để tẩy rửa sạch bề mặt. Sau đó dùng máy phun nước áp lực vệ sinh lại toàn bộ mặt sân bóng rổ. Sau khi làm sạch bằng nước thì cần để bề mặt khô lại mới có thể thi công sơn cho sân.
  • Đối với những mặt sân cũ, nhiều vết nứt cần phải trám trét bằng vật liệu chuyên dụng, tạo bề đồng đều, bằng phẳng.

Tiến hành thi công sơn cho sân

Bước 1

Thi công lớp sơn chống thấm Vẫn phải có bước thi công chống thấm cho sân để bảo vệ sân tốt nhất. Phủ lớp keo chống thấm lên bề mặt sân đã được xử lý.

Bước 2

Thi công lớp sơn lót Sơn lót tạo thành một lớp trung gian giữa lớp chống thấm và lớp đệm giúp hai lớp này của sân được bám tốt hơn. Lớp lót tạo độ bám dính với lớp phủ, che lấy đi những lỗ nhỏ li ti của sân, một phần không thể thiếu trong việc thi công sơn sân tennis. Độ dày của lớp sơn này tùy theo yêu cầu của chủ đầu tư. Thi công từ 1 – 2 lớp sơn lót cho bề mặt.

Bước 3

Thi công lớp đệm Thi công lớp đệm đen hay còn gọi là lớp giảm chấn. Lớp này tạo sự đàn hồi cho mặt sân, giúp việc di chuyển của những vận động viên được thoải mái và giảm thiểu chấn thương khi xảy ra va chạm. Thi công từ 1 đến 2 lớp đệm từ vào độ dày của sân mong muốn.

Bước 4

Thi công lớp sơn phủ Sơn phủ là lớp sơn tiếp xúc trực tiếp với vận động viên nên đòi hỏi độ ma sát cao, không quá trơn trợt. Lớp sơn này được pha thêm cát chuyên dụng để tạo độ ma sát cho sân. Ở lớp thi công này hãy tiến hành gạt 2 lớp để đạt chất lượng tốt nhất.

Bước 5

Thi công đường line Dùng băng dính bằng giấy để cố định những đường kẻ theo bảng vẽ. Tiến hành lăng hai lớp sơn kẻ vạch cho sân, màu sơn kẻ vạch thường dùng là màu trắng và vàng.

Những lưu ý khi sửa chữa và thi công sơn sân bóng rổ

Trước tiên, chúng ta nên tìm hiểu về những điều kiện cần để có thể tiến hành sửa chữa hoặc là thi công mới sơn sân bóng rổ. Nếu đảm bảo được được những yêu cầu này thì mới có thể đảm bảo mặt sân bóng rổ của bạn đạt được chất lượng tốt nhất.

Điều kiện bề mặt

  • Sau khi thảm bêtông nhựa phải phải để bề mặt trong vòng 14 ngày mặt nền đạt được chất lượng tốt nhất trước khi áp dụng sơn bề mặt.
  • Còn đối với đổ bêtông xi măng phải để bề mặt trong vòng 28 ngày trước khi áp dụng sơn cho sân.
  • Bề mặt cần phủ sơn bóng rổ phải được kiểm tra và đảm bảo không bong tróc các vị trí xử lý, không có vết dầu mỡ, bụi bẩn và tạp chất khác bám trên sân.
  • Mặt sân sẽ được tưới ngập nước, để trong vòng 40 phút và tiến hành kiểm tra đọng vũng, bất kỳ vũng đọng nước nào trên mặt sân sâu quá độ dày cho phép (1.5 mm).
  • Sử dụng loại cọ sơn (gạt sơn) bằng lưỡi cao su hoặc bằng kim loại chuyên dùng để bề mặt sân sau khi sơn đạt chất lượng, kỹ thuật theo yêu cầu của các hãng sơn đưa ra.
  • Các lớp sơn trước phải khô hoàn toàn trước khi sơn lớp tiếp theo cho sân. Kiểm tra toàn bộ bề mặt sau mỗi lớp sơn để sửa chữa, khắc phục kịp thời các khiếm khuyết trên mặt sân. Mài bề mặt để loại bỏ bất kỳ các vị trí sần sùi, rồ rề của sân để bằng mặt phẳng đồng bộ, quét vệ sinh sạch bề mặt sân.

Điều kiện môi trường

  • Không tiến hành thi công sơn nếu nhiệt độ bề mặt thấp hơn 50°F hoặc cao hơn 140°F.
  • Chỉ sơn sân khi nhiệt độ môi trường nới thi công là 50°F và đang tăng.
  • Nếu thời tiết u ám cũ không nên tiến hành thi công vì mưa sẽ ảnh hưởng lớn đến quá trình thi công. Nếu xuất hiện những cơn mưa bất chợt thì cần phải che chắn lại cẩn thận không để nước mưa lọt vào phần đã sơn

Thế Giới Thể Thao - Thi công sân thể thao chuyên nghiệp

Thế Giới Thể Thao đem lại cho khách hàng chất lượng thi công hàng đầu. Đơn vị sẽ luôn giúp cho khách hàng vững tin.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thi công sân cầu lông vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thế Giới Thể Thao

Địa chỉ: 33NV20A - Khu đô thị Lideco - Trạm Trôi - Hoài Đức - Hà Nội

Email: phamtan@thegioithethao.vn

 

Tin liên quan

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận