Giới thiệt về xe đạp điện phục hồi chức năng
- Xe đạp điện phục hồi chức năng là mẫu máy tập phục hồi chức năng cho người bị tai biến, người thể trạng yếu. Với thiết kế vận động bằng điện cả tay và chân sẽ giúp người bệnh lưu thông máu tốt hơn, qua đó lấy lại thể chất.
Thông số xe đạp điện phục hồi chức năng
- Xuất sứ: Trung Quốc
- Đơn vị nhập khẩu: Thế giới thể thao
- Nguồn điện: 220V/50Hz
- Công suất: 70W
- Kích thước lắp đặt: 123 x 105 x 53,5 cm
- Kích thước đóng thùng: 79 x 33 x 59 cm
- Trọng lượng: 24/27kg
- Tải trọng tối đa: 120kg
- Kháng lực: 10 cấp độ
- Chiều cao người dùng phù hợp: 150 – 185cm.
Đối tượng phù hợp với xe đạp điện phục hồi chức năng
- Người bệnh về xương khớp: Thoát vị đĩa đệm, cột sống, vẹo cột sống, thoái hóa xương khớp, đốt sống, hội chứng cổ tay chân, liệt dây thần kinh ngoại biên,...
- Người cần phục hồi các chấn thương như: gãy chân, giãn dây chằng, trật khớp ở chân, háng...
- Người điều trị phục hồi sau tai biến: Bệnh tai biến hay gặp ở người già, việc tập phục hồi giúp người tai biến cải thiện được các chức năng, cử động. Việc tập luyện cần kiên trì và càng sớm càng tốt.
- Người gặp các vấn đề tổn thương thần kinh: bại não, đột quỵ, biến chứng viêm màng não,...
Tác dụng của xe đạp điện phục hồi chức năng
- Với việc sử dụng điện để vận động chân và tay, thì ngay cả những người bị tai biến nặng hoặc thể chất rất yếu vẫn có thể vận động được. Việc này mang lại hiệu quả cao về mặt y học khi các nhóm cơ được vận động, qua đó lưu thông máu, tăng cường trao đổi chất.
- Thiết kế tay hoặc chân có thể vận động độc lập giúp sử dụng với nhiều đối tượng khác nhau.
- Phần ghế ngồi và đầu xe đạp phục hồi chức năng đều có thể tùy chỉnh độ gần xa, cao cấp dẫn tới việc phù hợp với đa số chiều cao của khách hàng.
Hướng dẫn sử dụng xe đạp điện phục hồi chức năng
- Bước 1: Người tập ngồi trên xe đạp, hai tay nắm vào phần tay cầm.
- Bước 2: Chỉnh nút kháng lực của xe đạp tập xuống mức thấp nhất, ta sẽ bắt đầu tăng lực dần lên trong khi tập.
- Bước 3: Cho chân vào vị trí bàn đạp, xỏ chân vào quai của bàn đạp để giữ chân ở nguyên vị trí.
- Bước 4: khi kết thúc, người tập ngồi yên trên xe nghỉ ngơi, sau đó mới rời khỏi xe. Việc bước xuống xe ngay sau khi tập có thể gây loạng choạng do chân chưa lấy lại cảm giác như ở mặt đất.