Quy trình thi công thảm cỏ nhân tạo

Phạm Khắc Tấn
Đăng bởi:

Bài viết này Thế Giới Thể Thao giúp bạn hiểu rõ từng bước thi công cỏ nhân tạo cho các ứng dụng sân vườn, trải văn phòng, trường học, trang trí tại gia đình,...một cách đơn giản và dễ hiểu nhất để bạn có thể tự tay thi công.

Vật tư và dụng cụ thi công cỏ nhân tạo

Trước khi bắt đầu thi công cỏ nhân tạo, bạn nên chuẩn bị những vật tư phù hợp với từng loại cỏ, vị trí sẽ thi công khác nhau cũng cần những vật dụng khác nhau. Vì thế để tiến hành công trình bạn cần lựa chọn được loại cỏ phù hợp nhất. Bạn có thể tham khảo thông tin từ người bán hàng.Thông thường những vật dụng bạn phải chuẩn bị bao gồm:

  • Kéo, dao dọc: để cắt tấm cỏ thành những mảng có kích thước phù hợp
  • Thước đo: Thuộc dây hoặc thước mét
  • Keo dán cỏ chuyên dụng ( có thể sử dụng keo Bugjo hoặc keo CA88), với thi công một số hạng mục như tường cây có thể sử dụng loại keo phù hợp khác
  • Dụng cụ xử lý mặt nền: cuốc, xẻng, máy mài,...

Đây là những vật tư cơ bản nhất để có thể thi công thảm cỏ nhân tạo. Giờ hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình thi công thảm cỏ nhân tạo đúng kỹ thuật tại bài viết.

Quy trình thi công cỏ nhân tạo sân vườn

Xử lý nền khi thi công cỏ nhân tạo sân vườn

Nếu khu đất của bạn đã là nền cứng: như nền lát gạch, nền phủ bê tông, nền đổ đá cứng, … thì bạn chỉ cần dọn dẹp, làm sạch mặt bằng để tiến hành trải cỏ.

Nếu như nền của bạn đang là nền đất tự nhiên, nền đất trũng thì bạn cần phải xử lý

Lý do là bởi, thảm cỏ nhân tạo được thiết kế với lớp đế là cao su, khá mỏng nên sẽ phải trải trên nền cứng. Tránh trường hợp:

    • Nền đất trũng gây sụt lún khi bước chân lên. Hoặc đi giày cao gót sẽ là thủng thảm cỏ.
    • Nền đất tự nhiên thường không bằng phẳng nên tình trạng thoát nước kém, tạo ra các vũng nước trên khoảng sân trải cỏ nhân tạo.
    • Do đế cỏ làm bằng cao su nên nếu trải trực tiếp trên mặt đất ẩm thấp thì đế thảm cỏ dễ bị mục, làm giảm tuổi thọ của thảm cỏ.

Cách xử lý nền như sau:

Bước 1: Làm sạch cỏ dại tự nhiên, phun thuốc diệt cỏ để tránh lớp cỏ tự nhiên phát sinh làm ảnh hưởng đến cỏ nhân tạo

Bước 2: Lu, đầm nèn nền sân vườn đã được định sẵn để làm phẳng mặt sân

Bước 3: Sau đó trải đá răm, lát gạch hoặc đổ bê tông .

Lưu ý: Nếu bạn lắp đặt thảm cỏ tại khu ít đi lại và muốn mặt đất thoáng khí (như trường hợp trải cỏ tại khu vườn cây,  quanh các gốc cây, …) thì có thể giữ nguyên nền đất và trải thảm cỏ nhân tạo lên.

Lắp đặt thảm cỏ nhân tạo cho sân vườn

Có hai cách lắp đặt thảm cỏ nhân tạo đó là lắp đặt cố định và lắp đặt không cố định.

Lắp đặt cố định là chúng ta sẽ cố định thảm cỏ tại vị trí đó và không di dời. Lắp đặt không cố định là có thể di dời thảm cỏ nếu muốn.

Với hai cách lắp đặt này thì chúng ta sẽ có cách thi công khác nhau. Với lắp đặt cố định thì chúng ta sẽ cố định thảm cỏ với phần nền. Còn lắp đặt không cố định thì chúng ta sẽ sử dụng bạt dán để cố định thảm cỏ vào bạt dán (không gắn cố định xuống nền).

Trường hợp: Lắp đặt không cố định

  • Trải thảm cỏ nhân tạo sân vườn: Bạn sẽ tiến hành trải các cuộn cỏ sát lại nhau để tiến hành lắp đặt. Lưu ý, các cuộn cỏ nên được trải cùng chiều sợi cỏ để đảm bảo tính thẩm mỹ cho sân cỏ sau này.
  • Định vị các cuộn cỏ bằng cách kéo sát chúng lại với nhau để thực hiện việc dán thảm cỏ. Dùng bạt dán ở dưới để dán – nối 2 thảm cỏ.

Các bạn có thể dùng bạt dán loại rộng 20cm hoặc 30cm để dán. Thông thường với dòng cỏ nhân tạo sân vườn thì chúng ta sẽ thường dùng bạt dán loại rộng 20cm.

Lưu ý, khi cố định thảm cỏ đến dán, chúng ta tránh để các thảm cỏ nằm xếp đè lên nhau và xếp cách xa nhau. Như vậy sẽ gây mất thẩm mỹ cho sân cỏ nhân tạo sau khi hoàn thiện.

Nó sẽ khiến mặt sân có các chỗ gồ (nếu xếp chồng thảm cỏ) hoặc rảnh hở (nếu xếp 2 thảm cỏ cách xa nhau).

  • Sau khi cố định thảm cỏ và bạt dán xong, chúng ta lật nhẹ các rãnh/mép cỏ cần nối, đổ keo xuống phần bạt dán mà mình lật, dùng bản bả, hoặc bìa cứng rộng 10 cm quét keo đều lên phần bạt dán theo các mép cỏ.
  • Đợi 2-3 phút tiến hành đặt thảm cỏ xuống phần quét keo.

Lưu ý, hai mép cỏ phải hạ cùng nhau để giúp cho phần sợi cỏ không bị dính xuống keo.

Với các mép thảm cỏ xung quanh viền sân cỏ nhân tạo, chúng ta sẽ tiến hành dán trực tiếp xuống nền để gắn thảm cỏ cố định vào nền.

  • Sau khi dán xong, chúng ta dùng vật nặng miết trên các mép dán để đảm bảo các thảm cỏ được dán chắc chắn.

Trong trường hợp này, nếu muốn di dời thảm cỏ sang vị trí khác thì chúng ta chỉ cần bóc lớp cỏ ngoài viền mép đã được dán với nền và di dời toàn bộ thảm cỏ lớn (các thảm cỏ được gắn với nhau bằng bạt dán).

Trường hợp: Lắp đặt cố định

  • Cũng tương tự với lắp đặt không cố định. Nhưng chúng ta sẽ không dán 2 mép cỏ xuống phần bạt dán mà sẽ dán trực tiếp với nền. Trong trường hợp này, khi bóc thảm cỏ nhân tạo ra vị trí khác thì nền sẽ bị dính keo dán (do keo dán trực tiếp vào nền).

Sau khi thi công ta không nên đi lại trên cỏ để cỏ không bị xô lệch, tốt nhất là sau 3-4 giờ ta mới bắt đầu sử dụng.

Trải thảm cỏ nhân tạo cho văn phòng

Thi công cỏ nhân tạo ốp tường

 

Trải thảm cỏ nhân tạo cho sàn nhà

 

Lát cỏ nhân tạo cho viền ô gạch

 

Thi công cỏ nhân tạo trang trí ban công

 

Trải thảm cỏ nhân tạo trải sàn ban công

 

Thảm cỏ nhân tạo dán tường ban công

 

Thi công tường cây lá giả

 

 

Thi công cỏ nhân tạo phòng gym

 

 

Thi công cỏ nhân tạo trường mầm non

 

 

Thi công cỏ nhân tạo cho quán cafe

 

 

Chi phí lắp đặt thảm cỏ nhân tạo

 

Tin liên quan

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận