Luật về giao cầu trong thi đấu cầu lông

Để trở thành một người chơi cầu lông giỏi, bạn không chỉ cần thông thạo những kỹ thuật đánh khó mà còn phải nắm thật rõ luật chơi để tránh việc “mất điểm oan” do phạm lỗi. Đối với môn thể thao này, luật giao cầu lông và luật nhận cầu là hai phần quan trọng mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

 

Để trở thành một người chơi cầu lông giỏi, bạn không chỉ cần thông thạo những kỹ thuật đánh khó mà còn phải nắm thật rõ luật chơi để tránh việc “mất điểm oan” do phạm lỗi. Đối với môn thể thao này, luật phát cầu lông và luật nhận cầu là hai phần quan trọng mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

 

Trong bài viết này, Thế Giới Thể Thao xin được giới thiệu cho bạn một số điểm cơ bản về luật phát và nhận cầu, từ đó giúp bạn tránh khỏi các lỗi giao cầu lông một cách đáng tiếc.

 

 

1. Phạm vi đứng giao và nhận cầu

 

 

Phạm vi đứng giao và nhận cầu thực chất chỉ đơn giản là các khu vực được đánh dấu trên sân mà tại đây bạn có thể thực hiện các cú giao cầu và nhận cầu. Các khu vực này sẽ có chút khác biệt giữa đánh đơn đôi và đánh đơn.

 

 

Có bốn khu vực trên sân cầu lông, tương ứng với 2 khu vực trái và phải ở mỗi phần sân. Dù có đến 4 khu vực nhưng chỉ có 2 khu vực được sử dụng trong một lượt giao cầu mà thôi. Cả người giao và người nhận cầu đều phải đứng trong những khu vực tương ứng khi giao và nhận cầu.

 

 

Các khu vực trên sân thường được giới hạn bằng các đường kẻ:

 

 

 

 

 

 

 

  • Đường trung tâm (the centre line): Là đường kẻ vuông góc với lưới, đường kẻ này sẽ chia phần sân của mỗi đội thành 2 khu vực phải và trái.

 

 

  • Vạch giao cầu ngắn (Short service line): Là vạch kẻ nằm cách lưới khoảng 2 mét.

 

 

  • Đường biên dọc (The sideline): là những đường vuông góc với lưới và nằm ở 2 bên sân. Có 2 loại đường biên dọc tương ứng với 2 hình thức đánh đôi và đánh đơn. Đường biên dọc của hình thức đánh đơn sẽ nằm ở trong, còn của hình thức đánh đôi sẽ nằm ở ngoài.

 

 

  • Vạch giao cầu dài (The long service line): Là vạch kẻ giới hạn phạm vi đứng giao cầu. Nếu người chơi giao cầu quá vạch này sẽ bị tính là giao cầu ra ngoài. Có 2 loại vạch giao cầu dài tương ứng với 2 hình thức đánh đôi và đánh đơn.

 

 

  • Đường biên ngang (The back boundary line): là những đường song song với lưới và nằm ở cuối mỗi bên sân. Đường biên ngang cũng chính là vạch giao cầu dài của hình thức đánh đơn.

 

 

 

Các đường và vạch kẻ này giúp giới hạn các khu vực đánh cầu cho cả hình thức đánh đôi lẫn đánh đơn.

 

 

 

 

Tham khảo thêm bài viêt: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

 

 

 

2. Thực hiện giao cầu

 

 

 

 

 

2.1 Trong một quả giao cầu đúng:

 

 

a. Không có bên nào gây trì hoãn bất hợp lệ cho quả giao cầu một khi: cả bên giao cầu và bên nhận cầu đều sẵn sàng cho quả giao cầu. Khi hoàn tất việc chuyển động của đầu vợt về phía sau của người giao cầu, bất cứ trì hoãn nào cho việc bắt đầu qua giao cầu (Luật 9.2) sẽ bị xem là gây trì hoãn bất hợp lệ;

 

 

b. Người giao cầu và người nhận cầu đứng trong phạm vi ô giao cầu đối diện chéo nhau (sơ đồ A) mà không chạm biên của các ô giao cầu này;

 

 

c. Một phần của cả hai bàn chân người giao cầu và người nhận cầu phải còn tiếp xúc với mặt sân ở một vị trí cố định từ khi bắt đầu quả giao cầu (Luật 9.2) cho đến khi quả cầu được đánh đi (Luật 9.3);

 

 

d. Vợt cầu lông của người giao cầu phải đánh đầu tiên vào đế cầu;

 

 

e. Toàn bộ quả cầu phải dưới eo của người giao cầu tại thời điểm nó được mặt vợt của người giao cầu đánh đi. Eo được xác định là một đường tưởng tượng xung quanh cơ thể ngang với phần xương sườn dưới cùng của người giao cầu;

 

 

f. Tại thời điểm đánh quả cầu, thân vợt của người giao cầu phải chỉ hướng xuống dưới;

 

 

g. Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục về phía trước từ lúc bắt đầu quả giao cầu (Luật 9.2) cho đến khi quả cầu được đánh đi (Luật 9.3);

 

 

h. Đường bay của quả cầu lông sẽ đi hướng lên từ vợt của người giao cầu vượt qua trên lưới, mà nếu không bị cản lại, nó sẽ rơi vào ô của người nhận giao cầu (có nghĩa là trên và trong các đường giới hạn ô giao cầu đó); và

 

 

k. Khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu phải đánh trúng quả cầu.

 

 

 

 

Tham khảo thêm bài viết: Cách tính điểm cầu lông

 

 

 

2.2. Khi các VĐV đã vào vị trí sẵn sàng, chuyển động đầu tiên về phía trước của đầu vợt của người giao cầu là lúc bắt đầu quả giao cầu.

 

 

2.3. Khi đã bắt đầu, quả giao cầu được giao khi nó được mặt vợt người giao cầu đánh đi, hoặc, khi có ý định thực hiện quả giao cầu, người giao cầu đánh không trúng quả cầu.

 

 

2.4. Người giao cầu sẽ không giao trước khi người nhận cầu sẵn sàng

 

 

Tuy nhiên, người nhận cầu được xem là đã sẵn sàng nếu có ý định đánh trả quả cầu.

 

 

2.5. Trong đánh đôi, khi thực hiện quả giao cầu, các đồng đội có thể đứng bất cứ vị trí nào bên trong phần sân của bên mình, miễn là không che mắt người giao cầu và người nhận cầu của đối phương.

 

 

 

 

Tham khảo thêm 2 bài viết:

 

 

 

 

  • Luật cầu lông đơn

 

 

  • Luật cầu lông dôi

 

 

 

 

3. Cách tính điểm phát môn cầu lông qua mỗi hiệp đấu

 

 

3.1. Theo tính cách điểm trong môn cầu lông, bạn có thể căn cứ vào luật như sau:

 

 

Bắt đầu mỗi hiệp, điểm số của mỗi đội là chẵn. Trong đó, bên giao cầu sẽ đứng ở ô bên phải của sân và giao chéo sang phần sân phải của đối phương. Sau khi điểm số của hiệp đấu là lẻ thì đội giao cầu sẽ đứng ở bên trái, sau đó giao chéo sang ô bên trái của sân đối phương.

 

 

Trường hợp bên giao cầu thắng quả đánh trả, họ sẽ được tính điểm. Sau đó bên giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu luân phiên ở 2 ô. Nếu bên nhận cầu thắng quả đánh trả, họ được tính điểm. Lúc này bên giành quyền giao cầu lượt tiếp theo sẽ là bên nhận cầu. Mỗi đội sẽ không có quyền thay đổi ô giao nhận cầu cho tới khi giành điểm thắng khi mình đóng vai trò là đội giao cầu.

 

 

3.2. Cách tính điểm phát cầu lông và bên giao cầu sau khi giành điểm

 

 

Để có thể xác định chính xác điểm trong môn cầu lông, bạn cần biết được bên có quyền giao cầu sau khi giành được điểm. Thực tế, để xác định bên có quyền giao cầu sau khi có điểm là tương đối khó, thường gây nhầm lẫn trong môn thể thao này. Đặc biệt, cách tính điểm môn cầu lông cũng được áp dụng cho hình thức đôi nam, đôi nữ và đôi nam nữ. Điều đó được quy định rõ trong luật thi đấu cầu lông đánh đôi.

 

 

 

 

 

 

Để có cách xác định bạn căn cứ vào những nội dung sau:

 

 

 

 

  • Khi trận đấu bắt đầu, trọng tài tiến hành tung đồng xu để xác định đội giao cầu. Trong những hiệp đấu tiếp theo, đội thắng ở hiệp trước đó sẽ có quyền phát cầu.

 

 

  • Khi có điểm số chẵn thì bên phát cầu đứng ở bên phải sân phát cầu chéo qua phần sân phải của đối phương. Khi có điểm số lẻ thì bên phát cầu đứng ở bên trái phần sân phát cầu chéo qua sân trái của đối phương.

 

 

 

 

 

Bạn đọc có thể quan tâm: Thiết kế và thi công sân cầu lông

 

 

 

 

 

 

https://thegioithethao.vn/luat-thi-dau/luat-ve-giao-cau-trong-thi-dau-cau-long-n132.html

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận