Luật và nội dung thi đấu nhảy xa

Nằm trong chuỗi bài viết cung cấp kiến thức về bộ môn điền kinh, ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về nội dung nhảy xa là gì? lịch sử của môn thể thao này và chi tiết luật nhảy xa mới nhất hiện nay. Bên cạnh đó chúng ta cũng sẽ cùng tìm hiểu về kích thước đường chạy và hố nhảy cùng những kỷ lục thế giới và Việt Nam với bộ môn nhảy xa này. Đây chắc chắn là những thông tin cực kỳ hữu ích đặc biệt đối với những ai yêu thích bộ môn thể thao thú vị này.

 

Tổng quan về môn nhảy xa

 

Nhảy xa là gì?

 

 

Đây là một trong những hạng mục quan trọng trong bộ môn điền kinh, các vận động viên của môn nhảy xa này bắt buộc phải có một nền tảng sức khỏe tốt, cơ bắp khỏe mạnh, độ bền bỉ lớn và có khả năng ứng biến nhanh nhạy, linh hoạt.

 

 

Một cú nhảy xa được xem là thành công thì vận động viên phải chạy lấy đà, dừng đúng vạch nhảy và thực hiện cú nhảy đúng kỹ thuật vào hố cát, với khoảng cách càng xa càng tốt.

 

 

Cùng với môn Nhảy xa ba bước, khi hai môn này kết hợp lại thì tạo ra một môn gọi là Nhảy theo chiều ngang. Nhảy xa, nhảy xa ba bước và nhảy theo chiều ngang đều được đưa vào trong thế vận hội Olympic, trở thành môn thi đấu chính thức từ năm 1896.

 

 

Nguồn cảm hứng của ba môn này là từ các bài tập của người Hy Lạp cổ đại. Đến năm 1948 thì các môn này bắt đầu áp dụng cho cả các vận động viên nữ tham gia thi đấu.

 

 

 

 

 

Lịch sử hình thành và phát triển

 

 

Môn nhảy xa là một trong 5 môn phối hợp được biết đến ở thời Hy Lạp cổ đại, được sử dụng để huấn luyện binh lính chứ không chỉ đơn thuần vì tính chất thể thao. Bởi vì việc di chuyển giữa các địa hình khác nhau, có sông, suối, đòi hỏi binh linh phải nhảy qua.

 

 

Trong thời cổ đại thì các vận động viên còn phải mang theo một quả tạ có khối lượng từ 1 đến 4.5 kg. Những quả tạ này được ví như những khối vũ khí mà binh lính phải mang vác khi lên đường chiến đấu nhảy xa. Khoảng cách chạy lấy đà của nhảy xa người cổ đại cũng không được xa như bây giờ, và các hố cát không thực sự chứa nhiều cát, mà chỉ là một cái hố được đào ra để phục vụ cho dịp thi đấu.

 

 

Ở thời cổ đại, không khi thi đấu môn nhảy xa này – bộ môn được cho là khó thực hiện nhất – các vận động viên cũng được nghe nhạc, mà theo như Philostratus – người sáng tạo ra bộ môn điền kinh – đã nói rằng đôi khi nhạc còn cùng nhịp điệu với các chuyển động của vận động viên.

 

 

Nhảy xa từ sớm đã được “chuyển đổi” và trở thành một trong những hạng mục thi đấu quan trọng của Olympic hiện đại. Đến năm 1914 thì tiến sĩ Eaton Stewart đã đề nghị cho nữ giới tham gia thi đấu, nhưng đến tận năm 1948 thì các nữ vận động viên mới được chính thức nhảy xa đi thi đấu ở Olympic.

 

 

Các kỹ thuật nhảy xa

 

 

Chạy đà

 

 

Mục đích của chạy đà là tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm nhảy chính xác vào ván giậm. Số bước chạy đà ở các vận động viên) nam là 18 – 24 bước (khoảng 38 – 48m), còn ở các vận động viên nữ: 16 – 24 bước (khoảng 32 – 42m). Số lượng bước chạy đà tối ưu phụ thuộc nhiều vào trình độ huấn luyện chuyên môn về chạy của vận động viên.

 

 

Tính chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào độ dài chuẩn và nhịp điệu thực hiện các bước chạy trong đà. Bắt đầu chạy đà tốt cũng đóng vai trò quan trọng, vì vậy vận động viên cần có tư thế ban đầu và động tác ổn định. Có một vài cách bắt đầu chạy đà: Đứng tại chỗ, đi bộ vài bước, chạy bước đệm vài bước…Thông thường là vận động viên đứng tại chỗ, một chân đứng vào vạch giới hạn của cự ly đà, chân kia để ở phía sau, hoặc bắt đầu chạy đà bằng vài bước đi bộ hay chạy nhẹ nhàng rồi tăng dần tốc độ. Đến khoảng giữa cự ly đà, độ ngã của thân trên giảm dần (chỉ còn 780 – 800), tăng biên độ động tác của tay và chân. Kết thúc đà, ở những bước cuối cùng, thân trên gần như thẳng đứng. Điều rất quan trọng là phải duy trì kỹ thuật chạy đúng cho đến bước đà cuối cùng, có cảm giác về “độ nẩy” khi tiếp xúc đất và kiểm tra được các động tác của mình.

 

 

Hai phương án chạy đà thường được dùng là: Tăng tốc độ đều trên toàn đà và đạt tới tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng (cách này phù hợp với những người mới tập nhảy); cố gắng chạy nhanh ngay từ đầu, duy trì tốc độ cao trên cự ly và lại cố gắng tăng tốc độ ở cuối cự ly. Dù theo phương án nào, vận động viên cũng cần đạt tới tốc độ chạy đà 9 – 10 m/giây với nữ và 10 – 11 m/giây với nam. Để giậm nhảy chính xác ở mỗi Vận động viên cần xác định vạch báo hiệu 2 (nơi bắt đầu vào 4 – 6 bước cuối cùng). Nếu chạy đà không cần điều chỉnh nhịp điệu, dộ dài bước chạy mà vẫn có độ dài 4 – 6 bước cuối theo dự kiến thì mới đảm bảo giậm nhảy đúng ván giậm với tốc độ.

 

 

Thông thường độ dài bước cuối nên ngắn hơn bước trước đó 15 – 20cm (nữ là 5– 10cm). Tuy vậy cũng có vận động viên có độ dài 2 bước cuối như nhau và thậm chí có trường hợp bước cuối dài hơn bước trước đó.

 

 

 

 

 

Giậm nhảy

 

 

Phần lớn các vận động viên đặt bàn chân xuống ván giậm bằng gót hoặc cả bàn chân. Tại thời điểm đặt bàn chân trên ván giậm, vận động viên phối hợp toàn thân làm động tác rời ván giậm nhảy: Duỗi thẳng các khớp của chân giậm, đồng thời gập gối đưa nhanh đùi của chân lăng về trước – lên trên. Tay bên chân giậm vung về trước – lên trên và dừng khi cánh tay song song với mặt đất. Tay bên chân lăng gập ở khuỷu và đánh sang bên để nâng cao vai. Kết thúc giậm nhảy, cơ thể rời đất ở tư thế bước bộ trên không.

 

 

Khi giậm nhảy, lực tác động lên trọng tâm cơ thể hướng về trước theo phương nằm ngang và chiếm 87% trong khi lực hướng lên trên, theo phương thẳng đứng chỉ chiếm 13%. Khi chân giậm nhảy rời đất, tốc độ bay Vo của các vận động viên xuất sắc có thể tới 9.2 – 9.6 m/giây.

 

 

Bay trên không

 

 

Sau khi rời đất, trọng tâm cơ thể bay theo đường vòng cung. Toàn bộ các động tác của Vận động viên trong lúc bay là nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi để rơi xuống hố cát có hiệu quả nhất .

 

 

Sau khi bay ở tư thế “bước bộ” được 1/3 – 1/2 cự ly, vận động viên kéo chân giậm lên song song với chân ở phía trước (chân lăng) và nâng 2 đùi lên sát ngực. Ở tư thế này, thân trên không nên gập nhiều về trước. Tiếp đó, trước khi rơi xuống hố cát 2 chân hầu như được duỗi thẳng hoàn toàn đồng thời 2 cánh tay đánh thẳng xuống dưới – về trước và ra sau. Động tác có tính chất bù trừ này tạo điều kiện tốt cho việc duỗi thẳng chân trước khi rơi xuống và giữ thăng bằng.

 

 

Rơi xuống hố cát

 

 

Để đạt được độ xa của lần nhảy, việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi xuống cát có ý nghĩa rất lớn. Không ít vận động viên do có kỹ thuật này kém nên đã không đạt được thành tích tốt nhất của mình. Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống cát được bắt đầu khi trọng tâm cơ thể ở cách mặt cát ngang với mức khi họ kết thúc giậm nhảy. Để chuẩn bị cho việc rơi xuống cát, đầu tiên cần nâng đùi, đưa 2 đầu gối lên sát ngực và gập thân trên nhiều về trước. Cẳng chân lúc này được hạ xuống dưới, hai tay chuyển từ trên cao ra phía trước. Tiếp đó là duỗi chân, nâng cẳng chân để gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Thân trên lúc này không nên gập về trước quá nhiều vì sẽ gây khó khăn cho việc nâng chân lên cao. Tay lúc này hơi gấp ở khuỷu và được hạ xuống theo hướng xuống dưới và ra sau. Sau khi 2 gót chân chạm cát cần gập chân ở khớp gối để giảm chấn động và tạo điều kiện chuyển trọng tâm cơ thể xuống dưới – ra trước vượt qua điểm chạm cát của gót. Thân trên lúc này cũng cố gập về trước để giúp không đổ người về sau làm ảnh hưởng đến thành tích.

 

 

 

 

 

Luật thi đấu nhảy xa

 

 

Kích thước đường chạy bật nhảy đà xa

 

 

Đường chạy đà của các vận động viên sẽ dài từ 40 mét đến 45 mét và có chiều rộng là khoảng 1,25 mét, trong đó sẽ có 1 vạch đánh dấu 13 mét cuối trước khi chạm vào ván giậm bằng gỗ nhảy xa.

 

 

Vì đường chạy này được sử dụng chung cho nội dung thi nhảy ba bước, nên mới xuất hiện vạch đánh dấu 13 mét cuối này. Và bắt đầu từ điểm này trở đi, các vận động viên nhảy ba bước sẽ bắt đầu được tính điểm, do đây là vị trí mà vận động viên thực hiện 3 bước nhảy nhảy xa.

 

 

Đới với nhảy xa, thì đường chạy sẽ dài đúng bằng 40 hoặc 45 mét. Điểm cho vận động viên nhảy xa được tính ngay khi họ chạm vào ván giậm chân bằng gỗ. Tuy nhiên, ván giậm gỗ nhảy xa này chỉ được dùng và tính điểm cho môn nhảy ba bước, trong môn nhảy xa thì tính điểm ở vạch trắng ở ngay trước hố cát.

 

 

Kích thước hố cát để nhảy

 

 

Chiều dài của hố cát là 10 mét và rộng từ 2,75 mét cho đếm 3 mét. Theo quy chuẩn thì mặt của hố cát phải ngang bằng với bề mặt của đường chạy lấy đà.

 

 

Cát trong hố cũng có quy chuẩn riêng, độ ẩm phải đạt chất lượng nhất định và không được có bất cứ vật gì, vì chúng rất có thể sẽ ảnh hưởng đến thành tích thi đấu nhảy xa của vận động viên, cũng như ảnh hưởng đến sự an toàn của người thi đấu.

 

 

 

 

 

Các luật quy định của nhảy lấy đà xa

 

 

Ban trọng tài sẽ là những người có quyền quyết định thứ tự thi đấu của các vận động viên. Và theo quy định quốc tế, các vận động viên phải thực hiện phần thi của mình trong khoảng thời gian là 1 phút 30 giây, tính từ lúc trọng tài gọi tên của vận động viên thi đấu.

 

 

Những vận động viên không tuân thủ thời gian, lần 1 thì tính là phạm luật, trừ điểm, và đến lần 2 thì bị đình chỉ thi. Khi trọng tài nhảy xa gọi tên thì cần báo danh là có, nếu không cũng sẽ không được thi.

 

 

Các trọng tài biên nhảy xa sẽ giơ cờ báo hiệu cho các vận động viên, cờ trắng là bắt đầu nhảy, cờ đỏ là dừng.

 

 

Nếu được sự cho phép của ban trọng tài thì các vận động viên được quyền thay đổi thứ tự thi đấu để đo lại đà và chỉ được đánh dấu điểm chạy đà của mình ở hai bên đường chạy. Các vận động viên được tự do chọn cự ly lấy đà, nhưng không được vượt quá giới hạn của đường chạy.

 

 

Khi thi đấu cần trung thực, không được sử dụng thiết bị gì để nâng cao thành tích. Ví dụ như giày hỗ trợ độ bật… khi bị phát hiện thì sẽ ngay lập tức bị đình chỉ thi đấu.

 

 

Khi có một vận động viên nhảy xa bắt đầu phần thi của mình với việc chạy lấy đà, thì các vận động viên nhảy xa khác bắt buộc phải tránh xa đường chạy. Nếu đã kết thúc phần thi của mình thì vận động viên không được tự ý nhảy nữa.

 

 

Khi đi thi đấu nhảy xa ở các hội thể thao lớn, nếu có nhiều hơn 8 vận động viên đăng ký thi thì sẽ tiến hành vòng đấu loại, các vận động viên khi này sẽ nhảy 3 lần và sẽ chọn ra 8 vận động viên có thành tích tốt nhất để vào thi đấu chính thức.

 

 

Khi thi đấu nhảy xa chính thức thì 8 vận động viên sẽ có 6 lần nhảy. Còn trong nội dung thi đấu đồng đội thì mỗi vận động viên của một đội nhảy 3 lần (không bắt buộc) và lấy thành tích tốt nhất làm thành tích của cả đội.

 

 

 

 

Xem thêm:

 

 

 

 

  • Nội dung thi đấu luật nhảy cao

 

 

  • Luật ném đĩa

 

 

  • Luật ném lao

 

 

 

 

Kỷ lục môn nhảy xa Việt Nam và thế giới

 

 

Kỷ lục nhảy xa thế giới

 

 

 

 

  • 8m95 chính là kỷ lục thế giới trong bộ môn nhảy xa được xác lập bởi Mike Powell vận động viên người Mỹ trong cuộc thi “IAAF World Championships” vào ngày 30-8-1991. Kỷ lục này của Mike Powell đã tồn tại gần 30 năm mà vẫn chưa bị phá vỡ.

 

 

  • Helen Drister vận động viên nhảy xa Đức là người đang giữ kỷ lục nhảy xa nữ với thành tích 7,74m vào năm 1994.

 

 

 

 

 

 

Kỷ lục nhảy xa Việt Nam

 

 

 

 

  • Hiện nay kỷ lục bộ môn nhảy xa nam thuộc về Bùi Văn Đông với thành tích 7,89m và đạt huy chương vàng tại SEA games 28, một điều khá thú vị là Bùi Văn Đông đến với SEA Games 28 thuộc dạng vé vớt.

 

 

  • Kỷ lục của nữ vận động viên Bùi Thị Thu Thảo với thành tích là 6m68 tại kỳ SEA Games 29 ở lượt nhảy thứ 4 đồng thời cũng giúp cô dành huy chương vàng về cho đoàn thể thao Việt Nam.

 

 

 

 

 

 

Kết luận

 

 

Ngày hôm nay chúng ta đã cùng tìm hiểu khá chi tiết về môn nhảy xa là gì lịch sử hình thành của bộ môn này, cùng với đó là luật nhảy xa mới nhất cũng như những kỷ lục nhảy xa của Việt Nam và thế giới. Bạn đọc có góp ý gì xin comment bên dưới bài viết để chia sẻ thông tin nhiều hơn đến tất cả bạn đọc.

 

 

 

 

Xem thêm

 

 

 

 

  • Quy trình thi công đường chạy điền kinh

 

 

  • Nhưa Alphats điền kinh

 

 

 

 

https://thegioithethao.vn/luat-thi-dau/luat-va-noi-dung-thi-dau-nhay-xa-n867.html

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận