Luật thi đấu bóng chuyền hơi

Bóng chuyền hơi là môn thể thao quần chúng được ưu tiên phát triển. Với những lợi thế là môn thể thao đối kháng nhẹ nhàng, phù hợp với mọi lứa tuổi, chi phí thấp, không gian không lớn, nên bóng chuyền hơi đang rất được quần chúng nhân dân yêu thích và tập luyện. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu luật thi đấu bóng chuyền hơi đầy đủ nhất

 

Giới thiệu về thể thức thi đấu bóng chuyền hơi

 

Bóng chuyền hơi là bộ môn thể thao có phong trào phát triển mạnh mẽ và thu hút được rất nhiều người cao tuổi tham gia tập luyện. Chơi môn bóng chuyền hơi thường xuyên không chỉ có lợi cho sức khỏe mà còn mang đến cho người tập một tinh thần thoải mái, đồng thời cải thiện được chức năng hệ thống hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của hệ thống khớp xương.

 

 

Với bộ môn bóng chuyền hơi thì nó cũng có cho mình các quy định, luật lệ khi thi đấu giữa hai đội. Nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn về những điều luật này, sau đây Thế Giới Thể Thao xin chia sẻ với bạn luật bóng chuyền hơi thi đấu mới nhất được ban hành kèm theo Quyết định số 1646/QĐ-TCTDTT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao. Mời bạn đọc cùng đón đọc bài viết chi tiết dưới đây để hiểu hơn về luật thi đấu bóng chuyền hơi mới nhất nhé.

 

 

 

 

Có thể tham khảo: Luật thi đấu bóng chuyền hơi mới nhất 2022

 

 

 

Chương 1: Quy chuẩn về thiết bị thi đấu bóng chuyền

 

 

Điều 1: Sân thi đấu

 

 

Kích thước sân bóng chuyền là hình chữ nhật, kích thước 12m x 6m, xung quanh là khu tự do rộng ít nhất 2m về tất cả mọi phía.

 

 

Mặt sân phẳng, ngang bằng và đồng nhất. Mặt sân không có bất kỳ nguy hiểm nào gây chấn thương cho vận động viên, cấm thi đấu trên mặt sân gồ ghề hoặc trơn. Sân bóng chuyền thường được sử dụng hiện nay là sân bóng chuyền bằng gỗ hoặc thảm sân bóng chuyền bằng PVC.

 

 

 

 

 

Các khu vực trên sân được sơn (vẽ) bằng các đường có chiều rộng 5cm sáng màu. Các đường trên sân bao gồm

 

 

 

 

  • Đường biên dọc và đường biên ngang giới hạn sân đấu.

 

 

  • Đường giữa sân. Đường giữa sân chia sân đấu ra làm hai phần bằng nhau, mỗi phần 6m x 6m. Đường này chạy dưới lưới nối hai đường biên dọc với nhau.

 

 

  • Đường tấn công: mỗi bên sân có một đường tấn công được kẻ song song với đường giữa sân tính từ mép sau đường tấn công tới trục của đường giữa là 2m, để giới hạn khu trước (khu tấn công).

 

 

 

 

 

Xem thêm: Quy trình thi công sân bóng chuyền tiêu chuẩn

 

 

 

Điều 2: Lưới và cột lưới

 

 

 

 

  • Chiều cao của lưới bóng chuyền: Lưới được căng ngang trên đường giữa sân. Chiều cao mép trên của lưới nam là 2,20m và của nữ là 2m.

 

 

  • Cấu tạo lưới: màu sẫm, dài 7,5m - 8m, rộng 1m, đan thành các mắt lưới hình vuông mỗi cạnh 10cm. Viền suốt mép trên lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm. Hai đầu băng vải có một lỗ để luồn dây buộc vào cọc lưới. Viền suốt mép trên lưới là một băng vải trắng gấp lại rộng 7cm

 

 

  • Băng giới hạn: Là hai băng trắng dài 1m, rộng 5cm đặt ở hai bên đầu lưới thẳng góc với giao điểm của đường biên đọc và đường giữa sân. Băng giới hạn là một phần của lưới.

 

 

  • Ăng ten là thanh tròn dẻo đường kính 10mm dài 1,8m làm bằng sợi thủy tinh hoặc chất liệu tương tự. Ăng ten được buộc chặt sát với mép ngoài mỗi băng giới hạn. Ăng ten được đặt đối nhau ở hai bên lưới.

 

 

  • Cột lưới: cột căng giữ lưới đặt ở ngoài sân cách đường biên dọc 0,50m - 1m, cao 2,30m, có thể điều chỉnh được. Cột lưới tròn và nhẵn, được cố định chắc xuống đất, không dùng dây cáp giữ. Cấm cột lưới có các dụng cụ phụ trợ nguy hiểm.

 

 

 

Điều 3: Quả bóng chuyền trong thi đấu

 

 

Bóng phải có hình cầu, làm bằng da dẻo hoặc bao da tổng hợp, có bàng quang bên trong, bằng cao su hoặc vật liệu tương tự. Màu của nó có thể là một màu sáng đồng nhất hoặc kết hợp nhiều màu. Quả bóng chuyền hơi phải có chu vi 65-67 cm và phải nặng 260-280 g. Áp suất bên trong phải là 0,30 đến 0,325 kg / cm2 (4,26 đến 4,61 psi) (294,3 đến 318,82 mbar hoặc hPa)

 

 

 

 

 

 

 

Có thể bạn quan tâm: Thegioithethao.vn là đơn vị đi tiên phong trong việc báo giá và thi công sân bóng chuyền và cung cấp dụng cụ thiết bị tập luyện môn bóng chuyền tại Việt Nam

 

 

 

Chương 2: Quy định đối với người chơi

 

 

Điều 4: Đội bóng

 

 

Thành phần của một đội bóng chuyền hơi thi đấu là một đội gồm tối đa 10 vận động viên, 1 huấn luyện viên trưởng, 1 huấn luyện viên phó, một săn sóc viên và một bác sĩ

 

 

Về trang phục thi đấu: Trang phục thi đấu của một vận động viên gồm: áo thể thao, quần đùi, tất và giầy thể thao:

 

 

 

 

  • Áo, quần đùi và tất của toàn đội phải đồng bộ, sạch sẽ và đồng màu.

 

 

  • Giầy phải nhẹ, mềm, đế bằng cao su hay bằng da và không có đế gót.

 

 

  • Áo vận động viên phải đánh số từ 01 đến 15.

 

 

  • Trên áo đội trưởng dưới số trước ngực phải có một vạch khác màu sắc 8 x 2cm.

 

 

 

Điều 5: Lãnh đạo đội

 

 

Quy định thi đấu một đội bóng gồm có đội trưởng và huấn luyện viên trưởng sẽ quyết định thay đội để làm việc với ban tổ chức.

 

 

Chương 3: Thể thức thi đấu bóng chuyền hơi

 

 

Điều 6: Cách tính điểm, thắng điểm, thắng trận

 

 

 

 

  • Được một điểm: Đội ghi được một điểm khi: Bóng chạm sân đối phương; Do đội đối phương phạm lỗi, Đội đối phương bị phạt.

 

 

  • Phạm lỗi: Khi một đội có hành động đánh bóng sai luật hoặc phạm luật bằng hành động nào khác thì trọng tài thổi còi phạm lỗi, xét mức phạm lỗi và quyết định phạt theo luật.

 

 

  • Pha bóng và hoàn thành pha bóng. Một pha bóng là chuỗi các hành động đánh bóng tính từ thời điểm người phát bóng đánh chạm bóng đến khi trọng tài thổi còi "bóng chết". Một pha bóng hoàn thành là chuỗi các hoạt động đánh bóng với kết quả giành được một điểm.

 

 

  • Đội thắng một hiệp (trừ hiệp thứ 3 hiệp quyết thắng) là đội được 21 điểm trước và hơn đội kia ít nhất 2 điểm. Trường hợp hòa 21 - 21, phải đấu tiếp cho đến khi hơn nhau 2 điểm (21-23, 22-24...).

 

 

  • Đội thắng một trận là đội thắng 2 hiệp, trong trường hợp hòa 1-1, hiệp quyết thắng (hiệp 3) đấu đến 15 điểm và đội thắng phải hơn ít nhất 2 điểm (khi được 8 điểm đổi sân cho nhau).

 

 

  • Bỏ cuộc

 

 

 

Điều 7: Tổ chức trận đấu

 

 

Trước khi bắt đầu một trận đấu, hai đội được tổ chức bốc thăm để xác định đội có quyền đánh trước. Những điều cần lưu ý khi bắt đầu tổ chức trận đấu, vị trí vận động viên trước mỗi pha bóng, các lỗi có thể xảy ra. Cụ thể:

 

 

 

 

  • Vị trí khởi động

 

 

  • Đội hình thi đấu của đội

 

 

  • Vị trí vận động viên khi đang thi đấu

 

 

  • Lỗi sai vị trí

 

 

  • Xoay vòng vị trí.

 

 

  • Lỗi sai thứ tự xoay vòng

 

 

 

Người chơi có thể tham khảo tại bộ luật bóng chuyền hơi được liên đoàn bóng chuyền Việt Nam ban hành để hiểu hơn về vị trí và các lỗi vị trí khi thi đấu bóng chuyền.

 

 

 

 

Chương 4: Hoạt động thi đấu

 

 

Điều 8: Trạng thái bóng trong cuộc, bóng ngoài cuộc ( bóng chết), bóng trong sân và bóng ngoài sân

 

 

 

 

  • Bóng trong cuộc tính từ lúc trọng tài thứ nhất thổi còi cho phép phát bóng, người phát đánh chạm bóng đi.

 

 

  • Bóng ngoài cuộc tính từ thời điểm một trong hai trọng tài thổi còi bắt lỗi. Không tính phạm lỗi tiếp sau tiếng còi đã bắt lỗi của trọng tài.

 

 

  • Bóng trong sân là khi bóng chạm sân đấu kể cả các đường biên.

 

 

  • Một phần bóng chạm sân hoàn toàn ngoài các đường biên.hoặc bóng chạm vật ngoài sân, chạm trần nhà hay người ngoài đội hình thi đấu trên sân

 

 

 

Điều 9: Động tác chơi bóng

 

 

1. Số lần chạm bóng của một đội

 

 

Một đội có quyền chạm bóng tối đa 3 lần (không kể chắn bóng) để đưa bóng sang sân đối phương. Nếu thực hiện quá 3 lần chạm bóng, đội đó phạm lỗi: đánh bóng 4 lần.

 

 

2. Tính chất chạm bóng

 

 

 

 

  • Bóng có thể chạm mọi phần của thân thể.

 

 

  • Bóng phải được đánh đi không dính, không ném vứt, không được giữ lại. Bóng có thể nảy ra theo bất cứ hướng nào.

 

 

  • Bóng có thể chạm nhiều phần thân thể nhưng phải liền cùng một lúc.

 

 

 

3. Lỗi đánh bóng

 

 

 

 

  • Bốn lần chạm bóng: Một đội chạm bóng 4 lần trước khi đưa bóng qua lưới.

 

 

  • Hỗ trợ đánh bóng: Một vận động viên trong khu sân đấu lợi dụng đồng đội hoặc bất kỳ vật gì để chạm tới bóng.

 

 

  • Giữ bóng (dính bóng): Vận động viên đánh bóng không dứt khoát, bóng bị giữ lại hoặc ném vứt đi.

 

 

  • Chạm bóng hai lần: Một vận động viên đánh bóng hai lần nối tiếp nhau hoặc bóng chạm lần lượt nhiều phần khác nhau của cơ thể.

 

 

 

Điều 10: Bóng qua lưới, bóng chạm lưới và bóng ở lưới

 

 

 

 

  • Bóng đánh sang sân đối phương phải đi qua khoảng không bóng qua trên lưới

 

 

  • Khi qua lưới bóng có thể chạm lưới

 

 

  • Bóng ở lưới: Nếu bóng đánh vào lưới bật ra có thể đỡ tiếp nếu đội đó chưa quá 3 lần chạm bóng. Nếu bóng làm rách mắt lưới hoặc giật lưới chùng xuống thì xóa bỏ pha bóng đó và đánh lại

 

 

 

 

 

 

Điều 11: Vận động viên ở gần lưới

 

 

Khi thi đấu bóng chuyền, Vận động viên được vươn tay hoặc người sang phần sân đối phương. Luật thi đấu bóng chuyền xác định các trạng thái gồm có:

 

 

 

 

  • Vận động viên vườn người qua trên lưới: Khi chắn bóng, vận động viên có thể chạm bóng bên sân đối phương, nhưng không được cản trở đối phương trước hoặc trong khi họ đập bóng. Sau khi vận động viên đập bóng, bàn tay được phép qua trên lưới nhưng phải chạm bóng ở không gian bên sân mình.

 

 

  • Qua dưới lưới: Được phép qua không gian dưới lưới sang sân đối phương, nhưng không được cản trở đối phương thi đấu. Xâm nhập sân đối phương qua vạch giữa: được phép cùng lúc một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) chạm sân đối phương, nhưng ít nhất còn một phần của một hay hai bàn chân (hoặc một hay hai bàn tay) vẫn chạm hoặc vẫn ở trên đường giữa sân; tất cả các bộ phận cơ thể từ phía trên của bàn chân được phép chạm sân đối phương miễn là một phần của một hoặc hai bàn chân vẫn chạm vạch hoặc vẫn ở trên đường giữa sân; vận động viên có thể sang sân đối phương sau khi bóng ngoài cuộc, vận động viên có thể xâm nhập vùng tự do bên sân đối phương nhưng không được cản trở đối phương chơi bóng.

 

 

  • Vận động viên chạm lưới là phạm lỗi.

 

 

  • Vi phạm các điều trên, vận động viên bị xác định là đã phạm lỗi và đội đối phương sẽ được điểm.

 

 

 

Điều 12: Phát bóng

 

 

Kỹ thuật phát bóng là hành động đưa bóng vào cuộc của vận động viên bên phải hàng sau đứng trong khu phát bóng.

 

 

Ngoài ra còn có rất nhiều lưu ý khác khi phát bóng mà vận động viên nên chú ý gồm có: Quả phát bóng đầu tiên; trật tự phát bóng; hiệu lệnh phát bóng của trọng tài; thực hiên phát bóng; hàng rào che bóng; lỗi trong lúc phát bóng; lỗi phát bóng và các lỗi vị trí khác.

 

 

 

 

Xem thêm: Kỹ thuật đệm bóng trong thi đấu từ cơ bản đến nâng cao.

 

 

 

Điều 13. Đánh bóng tấn công

 

 

1. Đánh bóng tấn công

 

 

 

 

  • Mọi hành động trực tiếp đưa bóng sang sân đối phương đều là đánh bóng tấn công, trừ phát bóng và chắn bóng

 

 

  • Trong đánh bóng tấn công được phép bỏ nhỏ, đánh nhẹ nếu đánh bóng gọn, rõ, không dính bóng, không giữ hoặc ném, vứt bóng.

 

 

  • Hoàn thành đánh bóng tấn công khi bóng đã hoàn toàn qua mặt phẳng đứng của lưới hoặc bóng chạm đối phương.

 

 

 

2. Giới hạn của đánh bóng tấn công

 

 

 

 

  • Vận động viên ở trong khu tấn công 2m không được nhảy đập đánh bóng. Bóng đánh sang sân đối phương phải có độ vồng lên khi qua phía trên của lưới.

 

 

  • Khi vận động viên khu sau (ở sau vạch 2m) được đập bóng tấn công ở bất kỳ độ cao nào trong khu tấn công, cụ thể: Khi giậm nhảy, một và hai bàn chân của vận động viên đó không được chạm hoặc vượt qua đường tấn công; Đập bóng xong vận động viên có thể rơi vào khu tấn công.

 

 

 

3. Lỗi đánh bóng tấn công:

 

 

 

 

  • Đánh bóng ở không gian sân đối phương.

 

 

  • Đánh bóng ra ngoài.

 

 

  • Vận động viên bật nhảy đánh bóng tấn công trong khu tấn công 2m.

 

 

  • Vận động viên không bật nhảy đánh bóng tấn công nhưng đường bóng đi sang sân đối phương không có độ vồng.

 

 

 

Điều 14: Chắn bóng

 

 

1. Chắn bóng là hành động của các vận động viên ở gần lưới chặn quả bóng từ sân đối phương sang bằng cách giơ với tay cao hơn mép trên của lưới. Chỉ các vận động viên hàng trên được phép hoàn thành chắn bóng nhưng tại thời điểm chạm bóng một phần của cơ thể phải cao hơn mép trên của lưới.

 

 

2. Chắn chạm bóng: Một hay nhiều vận động viên chắn có thể chạm bóng liên tiếp (nhanh và liên tục), nhưng những lần chạm đó phải trong cùng một hành động.

 

 

3. Chắn bóng bên không gian sân đối phương Khi chắn bóng, vận động viên có thể đưa bàn tay và cánh tay của mình qua trên lưới sang sân đối phương, nhưng hành động đó không được cản trở đối phương đánh 16 bóng. Không được phép chạm bóng bên kia lưới trước khi đối phương thực hiện đánh bóng tấn công.

 

 

4. Chắn bóng và số lần chạm bóng của đội

 

 

 

 

  • Chạm bóng trong chắn bóng không tính vào số lần chạm bóng của đội. Sau lần chắn chạm bóng này, đội được tiếp tục chạm bóng 3 lần nữa để đưa bóng sang sân đối phương.

 

 

  • Sau khi chắn bóng, lần chạm bóng đầu tiên có thể do bất kỳ vận động viên nào kể cả vận động viên đã chạm bóng khi chắn bóng.

 

 

 

5. Chắn phát bóng Cấm chắn quả phát bóng của đối phương.

 

 

6. Lỗi chắn bóng

 

 

 

 

  • Chắn và định chắn những quả bóng từ đối phương đánh tấn công hợp lệ ở khu 2m.

 

 

  • Chắn quả phát bóng của đối phương.

 

 

  • Bóng chạm tay chắn ra ngoài.

 

 

  • Chắn bóng bên không gian đối phương ngoài cọc giới hạn.

 

 

 

Trên đây là những điều tóm tắt về luật thi đấu bóng chuyền hơi đang được sử dụng tại thời điểm hiện tại. Khách hàng quan tâm xin vui lòng tìm đọc và xem thêm luật thi đấu đầy đủ từ bộ luật do liên đoàn bóng chuyền Việt Nam ban hành. Ngoài ra, bạn là người hay chơi bóng chuyền da, hãy xem thêm bài viết: Luật bóng chuyền thi đấu chuyên nghiệp tại Thế Giới Thể Thao.

 

 

https://thegioithethao.vn/luat-thi-dau/luat-thi-dau-bong-chuyen-hoi-n301.html

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận