Luật đá phạt trực tiếp và đá phạt gián tiếp trong thi đấu bóng đá 11 người

Luật thi đấu bóng đá 11 người được IFAB quản lý và được FIFA sử dụng để áp dụng chung cho các trận đấu của các liên đoàn thành viên trong đó quy định về đá phạt gián tiếp và đá phạt trực tiếp khi thi đấu bóng đá 11 người. Luật cũng được ban tổ chức bóng đá từ chuyên nghiệp đến phong trào sử dụng để làm quy chuẩn.

 

Tình huống đá phạt trong bóng đá

 

Bóng đá hay túc cầu (tiếng Anh: football, tiếng Mỹ: soccer) là môn thể thao tập thể được chia làm 2 đội thi đấu, mỗi đội có 11 người cùng thi đấu trên sân với mục tiêu đưa quả bóng vào khung thành đối phương. Ngoại trừ thủ môn, các cầu thủ còn lại không được dùng tay chơi bóng (trừ những quả ném biên). Đội thắng trận là đội có tổng số bàn thắng nhiều hơn trong trận đấu.

 

 

Khi thi đấu bóng đá, vận động viên rất dễ có những tình huống dẫn sai luật với nhiều mức độ khác nhau, trọng tài bóng đá sẽ cho đội bị phạt tình huống đá phạt. Trong đó, có hai dạng là phạt trực tiếp và phạt gián tiếp. Quả phạt trực tiếp và phạt gián tiếp được bắt lỗi khi nào, thực hiện tình huống đá phạt ra sao, mời bạn xem tiếp phần 2.

 

 

 

 

Xem thêm: Kích thước sân bóng đá 11 người tiêu chuẩn

 

 

 

 

 

 

Quả đá phạt trực tiếp

 

 

Các tình huống lỗi dẫn đến đá phạt trực tiếp

 

 

Đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp nếu cầu thủ vi phạm 1 trong 7 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng tài là bất cẩn, liều lĩnh hoặc dùng sức mạnh một cách quá mức:

 

 

 

 

  • Đá hoặc tìm cách đá đối phương.

 

 

  • Ngáng hoặc tìm cách ngáng đối phương.

 

 

  • Nhẩy vào đối phương.

 

 

  • Chèn đối phương.

 

 

  • Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương.

 

 

  • Đẩy đối phương.

 

 

  • Xoạc đối phương.

 

 

 

Đội đối phương cũng sẽ được hưởng quả phạt trực tiếp khi có cầu thủ phạm một trong ba lỗi sau đây:

 

 

 

 

  • Lôi kéo đối phương.

 

 

  • Nhổ nước bọt vào đối phương.

 

 

  • Cố tình chơi bóng bằng tay (trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).

 

 

 

Vị trí đá phạt trực tiếp

 

 

Vị trí đá phạt trực tiếp là vị trí mà tại đó, cầu thủ đối phương thực hiện hành vi phạm lỗi. Quả phạt trực tiếp gồm đá phạt ngoài vòng cấm nếu vị trí phạm lỗi năm ngoài vòng cấm, còn khi vị trí phạm lỗi nằm trong vòng cấm địa, đội bị phạm lỗi sẽ được hưởng quả phạt đền.

 

 

Trình tự thực hiện đá phạt trực tiếp

 

 

Các cầu thủ đội đối phương không được đứng quá gần với vị trị đá phạt. Khi thực hiện bóng phải được đặt ở thế tĩnh khi thực hiện đá phạt và cầu thủ đá phạt không được phép chạm bóng lần thứ hai nếu bóng chưa chạm cầu thủ khác.

 

 

Tùy từng tình huống, trọng tài sẽ thổi còi để cầu thủ thực hiện tình huống đá phạt. Nếu một quả phạt trực tiếp, bóng trực tiếp đi vào cầu môn đối phương, bàn thắng được công nhận. Nếu một quả phạt trực tiếp, bóng trực tiếp đi vào cầu môn đội đá phạt, đội đối phương sẽ được hưởng quả phạt góc.

 

 

Đá phạt gián tiếp

 

 

Các lỗi dẫn đến đá phạt gián tiếp

 

 

Thủ môn trong khu phạt đền của đội mình phạm một trong bốn lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp

 

 

 

 

  •  

 

 

Giữ bóng trong tay lâu quá 6 giây trước khi thả bóng khỏi tay.

 

 

 

  • Chạm bóng trở lại bằng tay sau khi đã thả bóng khỏi tay, nếu bóng chưa chạm bất kỳ một cầu thủ nào khác.

 

 

  • Chạm hoặc bắt bóng bằng tay khi đồng đội cố tình đá bóng về cho anh ta.

 

 

  • Chạm bóng bằng tay từ quả ném biên về của đồng đội.

 

 

 

Theo nhận định của trọng tài, cầu thủ phạm một trong bốn lỗi sau đây sẽ bị phạt quả gián tiếp

 

 

 

 

  • Có lối chơi nguy hiểm.

 

 

  • Ngăn cản đường tiến của đối phương.

 

 

  • Ngăn cản thủ môn thả bóng khỏi tay.

 

 

  • Vi phạm bất kỳ lỗi nào không đề cập trong Luật XII mà bị cảnh cáo hoặc truất quyền thi đấu.

 

 

 

Ký hiệu của trọng tài khi bắt lỗi gián tiếp

 

 

Trọng tài ra hiệu quả phạt gián tiếp bằng cách giơ tay cao qua đầu. Trọng tài sẽ giữ nguyên tư thế này cho tới khi quả phạt được thực hiện và bóng đã chạm một cầu thủ khác hoặc ra ngoài phạm vi sân thi đấu.

 

 

Quả phạt gián tiếp chỉ được thực hiện khi có hiệu lệnh còi của trọng tài.

 

 

Lưu ý khi thực hiện đá phạt gián tiếp

 

 

 

 

  • Tất cả các cầu thủ đối phương phải cách bóng tối thiểu 9,15m cho tới khi bóng vào cuộc, trừ khi họ đứng trên đường cầu môn đội mình giữa hai cột dọc.

 

 

  • Bóng được coi là trong cuộc khi bóng đã được đá và di chuyển.

 

 

  • Một quả phạt gián tiếp trong khu cầu môn phải được thực hiện trên đường giới hạn khu cầu môn song song với đường biên ngang, tại điểm gần với vị trí phạm lỗi nhất.

 

 

  • Bàn thắng chỉ được công nhận nếu trước khi bóng vào cầu môn đã chạm một cầu thủ khác:

 

 

  • Nếu một quả phạt gián tiếp, bóng trực tiếp vào cầu môn đối phương, đội đối phương được hưởng quả đá phát bóng.

 

 

  • Nếu một quả phạt gián tiếp, bóng trực tiếp vào cầu môn đội đá phạt, đội đối phương được hưởng quả phạt góc.

 

 

 

 

 

 

Quả đá phạt đền (penalty)

 

 

Penalty là gì?

 

 

Penalty là một hình thức sút phạt, hay còn có tên gọi khác là phạt đền. Đây là hình thức sút phạt nặng nhất trong tất cả các hình thức sút phạt khác mà một đội bóng phải chịu khi có cầu thủ phạm lỗi.

 

 

Penalty được thực hiện trên chấm cách khung thành 11m (đối với sân 11 người). Tham gia vào quả penalty có hai cầu thủ, bao gồm thủ môn đội bị phạt và cầu thủ sút phạt của đội được hưởng phạt.

 

 

Những quả penalty có xác suất đem lại bàn thắng là rất cao. Do đó nó thường được các cầu thủ tận dụng triệt để để ghi bàn cho đội mình.

 

 

Ngoài ra, đối với những trận đấu bắt buộc phân thắng bại thì những quả penalty còn được thực hiện khi hai đội kết thúc thời gian thi đấu chính thức và hiệp phụ nhưng kết quả vẫn hòa.

 

 

Khi nào được đá phạt penalty?

 

 

Quy định đá penalty hay còn gọi là luật đá penalty được FIFA đưa ra và áp dụng cho tất cả những tình huống phạt penalty.

 

 

Đầu tiên, yếu tố tiên quyết nhất để thổi phạt penalty đó là tình huống phạm lỗi phải diễn ra bên trong vòng cấm địa, hay còn gọi là vòng 16m50 (đối với sân 11 người).

 

 

Có hai lỗi lớn nhất dẫn đến penalty. Khi cầu thủ phạm phải hai lỗi này trong vòng cấm đội nhà thì sẽ bị phạt penalty.

 

 

 

 

  • Lỗi thứ nhất là cố tình dùng tay chơi bóng đối với cầu thủ không phải là thủ môn. Trong đó bao gồm các tình huống cầu thủ dùng tay chạm bóng chủ động để ngăn cản, hoặc thay đổi hướng bóng.

 

 

  • Lỗi thứ hai khiến một đội bóng phải chịu phạt penalty đó là, cầu thủ phạm các lỗi bên trong vòng cấm của đội nhà, các lỗi bao gồm như: kéo người, đẩy người, ngáng chân, cản người không bóng, vào bóng phía sau,… các tình huống này áp dụng cho cả thủ môn.

 

 

 

Quy trình thực hiện đá penalty

 

 

Đầu tiên, dù tình huống phạm lỗi diễn ra ở bất kỳ vị trí nào trong vòng cấm thì quả phạt penalty vẫn được thực hiện ở chấm phạt đến đã quy định sẵn (đối với sân 11 người là chấm 11m).

 

 

Bóng phải được đặt cố định trên toàn bộ chấm vôi, bóng không lăn, không di chuyển và không được lệch ra ngoài chấm vôi đó.

 

 

Cầu thủ thực hiện quả penalty có thể do huấn luyện viên chỉ định hoặc cũng có thể do các cầu thủ thương lượng với nhau. Tuy nhiên, dù là ai sút thì phải thông báo người sút cho trọng tài được biết.

 

 

Tình huống sút penalty chỉ có sự tham gia của hai người, bao gồm cầu thủ sút penalty và thủ môn cản phá. Những cầu thủ còn lại phải đứng bên ngoài vòng cấm, không được vượt qua cung tròn nối liền với vòng cấm.

 

 

Thủ môn đội phạm lỗi sẽ phải đứng trên vạch vôi nối hai cột dọc với nhau. Thủ môn có quyền thực hiện động tác giả, nhưng tuyệt đối chân không được vượt quá vạch vôi. Đến khi quả bóng được sút đi, thì thủ môn mới có quyền di chuyển.

 

 

Cầu thủ sút phạt được lấy đà tự do theo ý muốn, khi trọng tài thổi còi thì cầu thủ mới tiến hành chạy đà và sút bóng. Thời gian chạy đà và sút bóng không giới hạn.

 

 

Cầu thủ có quyền thực hiện động tác giả thỏa mái trong lúc chạy đà, tuy nhiên khi kết thúc chạy đà và sút bóng thì cầu thủ không được sử dụng động tác giả. Nếu vi phạm, cầu thủ sẽ bị trọng tài cảnh cáo và phải thực hiện lại quả penalty đó.

 

 

Khi bóng đã được sút đi, cầu thủ đã sút penalty không được chạm bóng lần hai khi bóng chưa chạm một cầu thủ thứ hai.

 

 

Trường hợp bóng chạm thủ môn bật ra thì cầu thủ sút penalty vẫn có quyền sút tiếp. Tuy nhiên nếu bóng chạm xà ngang, cột dọc bật ra thì cầu thủ đã sút penalty không được phép sút lần hai. Nhưng những cầu thủ còn lại thì có quyền chạm bóng tự do.

 

 

Khi bóng được sút đi khỏi chân cầu thủ thực hiện penalty, thì những cầu thủ bên ngoài vòng cấm có quyền di chuyển vào vòng cấm.

 

 

Luật Đá Penalty Mới Nhất 2022 Theo Chuẩn VFF và FIFA

 

 

Những lưu ý khi thực hiện đá phạt

 

 

Thực hiện lại tình huống đá phạt

 

 

Nếu, khi thực hiện một quả phạt, một cầu thủ đối phương đứng gần bóng hơn khoảng cách qui đinh:

 

 

 

 

  • Quả phạt được thực hiện lại.

 

 

  • Nếu, khi đội phòng ngự thực hiện quả phạt trong khu phạt đền của đội mình, bóng không trực tiếp được đá ra khỏi khu phạt đền:

 

 

  • Quả phạt được thực hiện lại.

 

 

 

Lưu ý đối với cầu thủ thực hiện quả phạt

 

 

Nếu, sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt chạm bóng lần hai (không phải bằng tay) trước khi bóng chạm cầu thủ khác, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi (xem Luật XIII - Vị trí đá phạt)

 

 

Nếu sau khi bóng vào cuộc, cầu thủ đá phạt cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác thì đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi hoặc đội đối phương được hưởng quả phạt đền nếu lỗi xảy ra trong phạm vi khu phạt đền của cầu thủ đá phạt.

 

 

Lưu ý khi thủ môn thực hiện đá phạt

 

 

Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn chạm bóng lần hai (không phải bằng tay), trước khi bóng chạm cầu thủ khác, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi.

 

 

Nếu, sau khi bóng vào cuộc, thủ môn cố tình dùng tay chơi bóng trước khi bóng chạm cầu thủ khác:

 

 

 

 

  • Nếu lỗi xảy ra ngoài khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt trực tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi

 

 

  • Nếu lỗi xảy ra trong phạm vi khu phạt đền của thủ môn, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp, thực hiện tại vị trí xảy ra lỗi

 

 

 

 

 

Có thẻ bạn quan tâm: Quy trình, biện pháp thi công sân bóng đá cỏ nhân tạo

 

 

 

https://thegioithethao.vn/luat-thi-dau/luat-da-phat-truc-tiep-va-da-phat-gian-tiep-trong-thi-dau-bong-da-11-nguoi-n96.html

Tin liên quan

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận