Kỹ thuật nhảy đập trong thi đấu bóng chuyền

Có thể nói kỹ thuật nhảy đập trong bóng chuyền là cách đánh mang lực bóng mạnh và xoáy khiến cho đối phương dù có chạm vào bóng cũng khó mà kiểm soát được. Sau đây, thegioithethao.vn sẽ hướng dẫn bạn kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách, cơ bản nhất dành cho ai mới bắt đầu môn này.

 

Giới thiệu về kỹ thuật nhảy đập trong thi đấu bóng chuyền

 

Với những người mới biết chơi bóng chuyền thì ngoài việc học cách đệm bóng, phát bóng, truyền bóng ra thì kỹ thuật nhảy đập bóng chuyền cũng là kĩ thuật quan trọng nó mang đến cho bạn những điểm số để dành chiến thắng trong thi đấu bóng chuyền. Tuy nhiên, đập bóng chuyền là một trong những kỹ thuật rất khó trong bộ môn bóng chuyền nên không phải ai cũng thực hiện được nó.

 

 

Đập bóng chuyền là một phương thức tấn công chủ yếu khi thi đấu bóng chuyền. Trình độ kỹ thuật đập bóng điêu luyện, biết nhiều kiểu đập và đập nhiều hướng khác nhau, trong những tình huống khác nhau. Nhưng muốn được như vậy bạn phải có trình độ cơ bản vững vàng với phương pháp đập chủ yếu.

 

 

 

 

 

 

 

Có thể tham khảo thêm:

 

 

 

 

  • Báo giá thi công sân bóng chuyền giá rẻ

 

 

 

 

Hướng dẫn đập bóng chuyền đúng kỹ thuật

 

 

Theo các HLV bóng chuyền, cách đập bóng chuyền chính xác nhất phải trải qua 5 bước cơ bản và bạn phải thực hiện thuần thục 5 bước này để có một cú đập bóng tốt nhất. Cụ thể 5 bước trong kỹ thuật đập bóng chuyền đúng cách như sau:

 

 

Tư thế chuẩn bị

 

 

Tư thế chuẩn bị của đập bóng là bạn phải đứng cách lưới tầm 2-3 mét, không được gần quá vì khi nhảy lên sẽ bị chạm lưới. Cơ thể mình lên không nên đứng im một chỗ mà phải hướng người phía trước để sẵn sàng cho lấy đà và nhảy. Ở tư thế này, đầu gối hơn thấp xuống, mắt theo dõi người chuyền bóng

 

 

Kỹ thuật lấy đà

 

 

Với một số vận động viên đã có kinh nghiệm thi đấu nhiều năm, họ đều tuân thủ 3 bước sau:

 

 

 

 

  • Thời gian chạy đà: Đây là bước quan trọng nhất, nếu bạn lấy đà sớm quá thì sẽ không thể thực hiện tốt pha đập bóng. Chạy đà chỉ bắt đầu khi bóng đã ra khỏi tay người chuyền

 

 

  • Góc độ của đường lấy đà: Góc độ của đường lấy đà sẽ phụ thuộc vào người đánh bóng. Người mới chơi thì hay đập hướng bóng vào lưới và đường bóng hay bị đối phương chắn được

 

 

  • Khi đến bước đà cuối cùng: chân sau và chân trước phải thụm vào nhau rồi nhảy bằng 2 chân thì mới phát huy hết được lực đánh và lực nhảy của người đánh bóng

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật giậm nhảy

 

 

Giậm nhảy chuẩn sẽ giúp bạn có vị trí đập bóng tốt, cú đánh phát uy lực mạnh và chuẩn xác hơn. Ở kỹ thuật này bạn cần lưu ý một số điều sau:

 

 

 

 

  • Việc giậm nhảy phải bằng 2 chân sẽ giúp bạn có thể bật cao nhất có thể, muốn bật được cao thì bạn phải dùng sức bật của đầu gối, tới khớp xương hông (vươn bụng) và cuối cùng là sức cổ chân

 

 

  • Gót chân ở bước cuối cùng vừa đặt xuống đất và hai chân ngang nhau, thân người vẫn ngả về phía trước, thì khuỵu đầu gối thấp xuống và chuyển sức gót chân lên mũi chân để bật lên

 

 

 

Kỹ thuật nhảy và đập bóng

 

 

 

 

  • Tư thế đập bóng đúng cách được bắt đầu khi thân người bật lên tới tầm cao nhất, người ngửa phía sau và hơi nghiêng về tay đập bóng

 

 

  • Tay đập bóng cũng đưa lên cao hướng ra sau, cánh tay duỗi thẳng, cổ tay đập bóng

 

 

  • Khi đập bóng cả thân người hướng ra phía trước để dồn toàn lực đập bóng. Đấp bóng thông thường cao hơn đầu tầm 10-15m

 

 

 

Kỹ thuật tiếp đất

 

 

 

 

  • Sau khi thực hiện xong kỹ thuật đập bóng chuyền, để tránh mất thăng bằng, chạm lưới hay vượt qua vạch giữa thì bạn phải thả lỏng các bắp thịt, rơi xuống bằng mũi bàn chân, hai bàn chân xoay theo chiều lưới, đầu gối hơi khuỵu.

 

 

  • Tránh lao đầu về phía trước theo hướng bóng vì chạm chân bên sân đối phương là lập tức mất điểm.

 

 

 

Một số lưu ý khi đập bóng chuyền

 

 

 

 

  • Với vị trí đập bóng xa lưới:

 

 

 

Khi đập bóng xa lưới thì điểm giậm nhảy phải ở sâu trong tầm bóng, để người gần bóng hơn, thân người ngả ra sau nhiều hơn và bật mạnh về phía trước để tăng thêm sức mạnh đập bóng. Phải gập bụng trước gập tay. Khi gập bụng không được cúi xuống mà chỉ co mạnh các bắp thịt bụng, cánh tay khi hạ xuống theo đà bóng phải ngừng lại một chút, như vậy bóng ít va vào lưới.

 

 

 

 

  • Với vị trí đập bóng gần lưới:

 

 

 

Khi đập bóng gần lưới thì góc độ đường lấy đà phải thu hẹp lại và ở vị trí này thì đập bóng chủ yếu phải dùng sức cánh tay trước và cổ tay, gập bụng rất ít. Như vậy mới tránh được lỗi chạm lưới.

 

 

Video tham khảo cách đập bóng đúng cách

 

 

 

 

Lời kết

 

 

Trên đây là toàn bộ kỹ thuật nhảy đập bóng chuyền cơ bản nhất dành cho người mới được tổng hợp và chia sẻ bởi Thế Giới Thể Thao. Hy vọng những thông tin này dễ hiểu và chúc bạn nhanh chóng tập luyện thành thạo kỹ thuật chuyền bóng thấp tay này.

 

 

 

 

 

https://thegioithethao.vn/luyen-tap/ky-thuat-nhay-dap-trong-thi-dau-bong-chuyen-n853.html

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận