Kỹ thuật chuyền bóng cao tay trong thi đấu

Chuyền bóng cao tay là kỹ thuật bóng chuyền cơ bản, cần phải thành thạo để giúp chơi bóng chuyền giỏi và được dùng khá nhiều khi luân chuyển quả bóng. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay thường được sử dụng khi "chuyền 2" chuyền quả bóng đến vị trí tốt nhất cho chủ công hoặc phụ công để đập bóng (dứt điểm). Nhằm giúp bạn nắm rõ chi tiết kỹ thuật này, bài viết này Thế Giới Thể Thao sẽ chia sẻ với bạn kỹ thuật chuyền bóng cao tay trước mặt đúng cách được chúng tôi tham khảo lại từ các HLV bóng chuyền chuyên nghiệp.

 

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay là gì?

 

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay là phương pháp chủ yếu của kỹ thuật chuyền bóng trong thi đấu bóng chuyền. Đây là kỹ thuật bóng chuyền thường được sử dụng khi quả bóng chuyền có điểm rơi ngang đầu hoặc trước mặt. Với kỹ thuật này, điểm tiếp xúc bóng chủ yếu là trên những đầu ngón tay và vị trí tiếp xúc bóng luôn ở trước mặt vì vậy mắt có thể quan sát được diễn biến xảy ra trên sân và đường bóng đi.

 

 

Kỹ thuật chuyền bóng này sử dụng khéo léo của các ngón tay và cổ tay để đường bóng chuyển động với độ chuẩn xác cao. Với người chơi bóng chuyền, chuyền bóng cao tay là cầu nối giữa phòng thủ với tấn công và ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của đợt tấn công. Ngoài ra, chuyền bóng cao tay cũng là cơ sở để nâng cao các kỹ thuật khác khi chơi bóng chuyền.

 

 

 

 

Bạn đọc có thể xem thêm:

 

 

 

 

  • Kỹ thuật đệm bóng chuyền

 

 

  • Kỹ thuật chuyền bóng tay thấp

 

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật chuyền bóng cao tay bằng hai tay

 

 

Hướng dẫn thực hiện

 

 

 

 

  • Khi chuyền bóng, điều quan trọng là phải xác định hướng bóng bay tới để nhanh chóng di chuyển đến đón bóng.

 

 

  • Sau khi ổn định vị trí, tư thế, hai tay đưa từ phía trước lên chuyền bóng, thân người hơi ngã về phía sau, các ngón tay tiếp xúc với bóng ở tầm trước, hai ngón tay cái cách mặt chừng 15cm, khi tay chạm bóng cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và toàn thân dướn để chuyền bóng đi…

 

 

  • Khi đỡ bóng (ghìm bóng lại), phải dùng sức cả mười đầu ngón tay, chủ yếu và ngón tay cái là ngón tay đeo nhẫn, các ngón khác chỉ làm nhiệm vụ hỗ trợ. Khi chuyền bóng chủ là ngón tay trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn. Ngón tay cái lúc này chỉ có tác dụng điều khiển đường bóng. Cổ tay thả lỏng tự nhiên.

 

 

 

Chú ý: Khi bắt đầu chạm bóng thì các ngón tay hơi lên gân, nhưng khi chuyền bóng đi rồi tay phải thả lỏng tự nhiên. Khi chuyền bóng không được duỗi thẳng cánh tay hết sức mà phải giữ khuỷu tay hơi cong để có thể điều khiển bóng được dễ dàng, chỉ khi cần chuyền bóng đi thật xa mới duỗi thẳng hoàn toàn.

 

 

Các ngón tay bao quanh 2 phần 3 quả bóng về phía sau.

 

 

 

 

  • Hai ngón tay cái thành hình chữ “Bát” người có ngón tay khoẻ thì hai ngón tay cái gần như thành đường thẳng ngang.

 

 

  • Khoảng cách giữa hai đầu ngón tay cái tuỳ theo cỡ tay từng người, nhưng không được rộng quá một nửa quả bóng để khỏi bị trượt ra phía sau.

 

 

  • Đỡ bóng từ phía trước mặt tới và chuyền về phía trước.

 

 

  • Đỡ bóng từ trên cao xuống như đỡ phát bóng thấp tay, phát bóng cao tay hoặc chuyền bóng ra phía sau đầu. Hai tay gần như song song với mặt đất, mặt ngửa lên theo hướng bóng.

 

 

 

 

 

 

Một số sai lầm hay mắc phải khi chuyền bóng cao tay bằng hai tay

 

 

 

 

  • Đón bóng đến không đúng hướng, không đứng ở vị trí thích hợp để chuyền bóng. Nguyên nhân chủ yếu là không phán đoán được đường bóng đến và di chuyển chậm. Để khắc phục sai lầm trên nên tập nhiều lần động tác di động theo hướng chuyền bóng từ các hướng khác nhau tới.

 

 

  • Tay đưa ra quá sớm, tay duỗi thẳng ra rồi mới tiếp xúc vào bóng. Kết quả chỉ được sức cổ tay để đẩy bóng đi, như vậy dễ dính bóng (bóng hai tiếng).

 

 

  • Hình tay không đúng, bàn tay không xoè ra được, các ngón tay giơ xa phía trước, dễ bị hiện tượng sai khớp tay. Để sửa chữa hình tay, nên tập bắt bóng nhồi, tập tung bóng và chuyền bóng tại chỗ.

 

 

 

Kỹ thuật ngã, chuyền bóng cao tay bằng hai tay

 

 

Hướng dẫn thực hiện

 

 

Với tầm bóng thấp, không thể chuyền bóng ở trên cao hoặc không kịp chuyển sang đệm bóng thì mới dùng động tác ngã, chuyền bóng. Căn cứ vào đường bóng tới trước mặt hoặc bên phải, bên trái mà ngã ngửa hoặc ngã nghiêng chuyền bóng.

 

 

Ngã ngửa chuyền bóng

 

 

Với đường bóng thấp, cần phải di chuyển sâu vào tầm bóng, trọng tâm rơi vào mũi bàn chân trụ (chân sau). Tay bắt đầu chạm bóng thì trọng tâm mới rời khỏi chân trụ, người ngã ngửa ra phía sau theo thứ tự từ gót chân đến mông và lưng. Hai chân tung lên cao (chân co, chân duỗi), thân người cong như con tôm lấy đà đứng dậy.

 

 

Ngã nghiêng chuyền bóng

 

 

Bóng ở cách xa người về phía bên nào, thì phải lướt dài chân về phía bên đó. Thân người xoay về hướng bóng tới và ngồi hẳn trên gót chân trụ, chân kia duỗi, mũi bàn chân chạm đất (không đặt cả gót chân), sau đó mới dùng hai tay chuyền bóng đi. Tay bắt đầu chạm bóng, thì trọng tâm thân người rời khỏi chân trụ, người hạ thấp dần dần và ngã nghiêng theo thứ tự đùi, mông, lườn rồi đến lưng. Hai chân và thân người cong như khi ngã ngửa, lấy đà đứng dậy ngay

 

 

Chú ý: Động tác ngã chuyền bóng chủ yếu dùng sức của hai cánh tay nên hai cánh tay phải thu về phía trước ngực và hơi khép lại để khi chuyền xong khuỷu tay không đập xuống đất. Cằm gặp sát vào ngực để khi ngã đầu khỏi đập xuống đất.

 

 

Một số sai lầm hay gặp phải

 

 

 

 

  • Đưa tay ra chuyền bóng quá sớm, hầu như phải duỗi thẳng tay mới tới bóng, như vậy đường bóng đi yếu và thấp, dễ bị mắc lỗi giữ bóng lâu, bóng hai tiếng…

 

 

  • Ngã lăn người không đúng, mông ngồi sát xuống đất, khiến cho cơ thể bị chấn động quá lớn.

 

 

  • Khi lăn, không hóp bụng, cúi gập đầu, chống khuỷu tay xuống nên dễ làm cho đầu và khuỷu tay bị thương. Để tránh sai lầm trên, phải tập động tác ngã lăn ở trên đệm, cát, cỏ dày rồi mới luyện tập có bóng.

 

 

 

Kết luận

 

 

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của Thế Giới Thể Thao về kỹ thuật chuyền bóng cao tay được chúng tôi tham khảo lại từ các HLV bóng chuyền chuyên nghiệp. Hy vọng với những kiến thức này thì bạn sẽ dễ dàng hơn khi tập luyện cho mình kỹ thuật chuyền bóng cao tay. Chúc bạn thành công !

 

 

 

 

Bạn đọc có thể tham khảo: Thiết kế và thi công sân bóng chuyền

 

 

 

https://thegioithethao.vn/luyen-tap/ky-thuat-chuyen-bong-cao-tay-trong-thi-dau-n851.html

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận