Kỹ thuật bóng chuyền cơ bản

Bóng chuyền là một bộ môn thể thao rất phổ biến tại Việt Nam và đã được đưa vào giảng dạy tại các cấp trường học. Bất kỳ bộ môn thể thao nào cũng vậy, kỹ thuật cơ bản là điều tiên quyết để có thể cải thiện được trình độ bản thân. Vì vậy, ở bài viết hôm nay, Thế Giới Thể Thao xin gửi đến bạn đọc những kỹ thuật bóng chuyền cơ bản nhất.

 

Khái quát về môn bóng chuyền và cách chơi bóng chuyền

 

Nguồn gốc môn bóng chuyền

 

 

Vào năm 1895 William Morgan, một giáo viên Thể dục ở Hội các thành viên tôn giáo ( YMCA) trình diễn một trò chơi mới mang tên Mintonette. Đó là trò chơi dùng ruột của quả Bóng rỗ, được chuyền qua chuyền lại qua một tấm lưới căng ở độ cao 6,6 foot tại YMCA thành phố Holyoke bang Massachusete Mỹ. Với William Morgan trò chơi chuyền bóng qua lưới tương tự như Quần vợt, cái khác là ở chổ “ không dùng vợt mà phải dùng tay để chuyền bóng. Bóng không quá nhỏ mà phải có kích thước lớn”. Vào năm 1947 tại Paris ( Pháp) Ông Paul Libaud là người đã hợp nhất các liên đoàn Bóng chuyền quốc gia thành liên đoàn Bóng chuyền quốc tế ( FIVB). FIVB nhận trọng trách phát triển môn Bóng chuyền trên toàn thế giới.

 

 

Vào năm 1984 Tiến sỉ Ruben Acosta người Mehico được bầu làm chủ tịch FIVB. Ông mơ ước bước vào thế kỷ 21 môn Bóng chuyền sẽ trở thành môn thể thao phổ cập nhất trên hành tinh.

 

 

 

 

Bạn đọc có thể tham khảo thêm các bài viết khác:

 

 

 

 

  • Kích thước sân bóng chuyền hơi

 

 

  • Thiết kế và báo giá thi công sân bóng chuyền

 

 

  • Kích thước sân bóng chuyền bãi biển

 

 

 

 

 

 

 

Cách chơi bóng chuyền

 

 

Có 2 đội chơi, mỗi đội gồm 6 người. Để bắt đầu trận đấu, đội giành quyền giao bóng được quyết định bằng cách tung đồng xu. Người chơi ở đội giao bóng (người giao bóng) tung quả bóng lên và cố gắng đánh bóng sao cho nó vượt qua lưới và chạm đất trong phần sân của đối phương. Đội bên kia phải phối hợp với nhau sao cho đưa bóng ngược trở lại qua lưới với nhiều nhất là 3 lần chạm bóng (không kể một lần chắn bóng). Những lần chạm bóng đó thường là "bump" (tâng bóng) hay "pass" (bắt bước 1) để khống chế những đường bay của bóng và chuyền cho người kiến tạo đợt tấn công "setter" (chuyền 2); bước tiếp theo (thường là những quả chuyền bóng bằng cổ tay đẩy bóng bằng ngón tay) người kiến tạo đợt tấn công chuyền bóng cho người thực hiện đợt tấn công "attacker" để người này đập bóng; và cuối cùng là người thực hiện đợt tấn công, người mà "spike" (đập bóng) (nhảy cao lên không trung, giơ một tay cao trên đầu và đập bóng để bóng bay nhanh và mạnh xuống mặt đất phần sân đối phương) đánh trả bóng qua lưới. Đội khống chế bóng mà đang thực hiện đợt tấn công như đã miêu tả ở trên được gọi là ở trạng thái "offense" (tấn công).

 

 

Đội đang ở trạng thái phòng thủ cố gắng ngăn chặn đối phương đánh bóng trực diện xuống phần sân của mình: người chơi đứng trên lưới nhảy lên và đưa tay lên cao hết mức có thể (nếu được, có thể đưa tay qua phần sân bên kia) để "block" (chắn banh) quả banh đối phương. Nếu banh xuống gần đến mặt đất, vượt qua hàng chắn, những người còn lại của đội phòng thủ có thể cố gắng chặn bóng không cho chạm mặt đất bằng cách "dig" (đào) (thường là dùng tay thuận để chuyền hoặc lái một cách khó khăn trái banh). Sau khi đào thành công, đội chuyển sang thế tấn công.

 

 

Trò chơi tiếp tục như trên, đỡ và đánh bóng trở lại bên kia, đến khi bóng chạm đất hoặc người chơi phạm lỗi. Lỗi thường gặp nhất là không thể đưa được bóng qua phần sân đối phương sau 3 lần chạm bóng, hay làm bóng chạm mặt đất bên ngoài phần sân thi đấu. Quả bóng được tính "in" (trong sân) nếu bất kì phần nào của trái bóng chạm đất từ vạch biên và vạch cuối sân trở vào, và một cú đập mạnh có thể làm biến dạng quả bóng đến nỗi khi chạm đất tưởng như nó ra ngoài nhưng thực sự nó lại trong sân. Người chơi có thể khống chế bóng từ ngoài sân nếu bóng bay ra ngoài phần sân thi đấu.

 

 

Các kỹ thuật bóng chuyền cơ bản

 

 

Tư thế đứng và di chuyển trong bóng chuyền

 

 

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trong quá trình thi đấu VĐV Bóng chuyền phải thực hiện các tư thế đứng và các dạng di chuyển khác nhau. Do đó các tư thế đứng và di chuyển là biện pháp cơ bản và là nền tảng cho việc thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ vận động, các tư thế đứng được phân thành 02 loại:

 

 

 

 

  • Tư thế chuẩn bị: Là tư thế đứng của VĐV trong quá trình tập luyện và thi đấu, là tư thế khởi đầu của các hoạt động kỹ thuật và các hoạt động di chuyển, tư thế này còn gọi là tư thế cơ bản.

 

 

  • Các bước di chuyển bao gồm 4 bước cơ bản sau: Bước bên - Bước chéo - Bước phối hợp - Bước xoạc

 

 

 

Kỹ thuật Chuyền bóng trong thi đấu bóng chuyền

 

 

Trong thi đấu, chuyền bóng không đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà còn có tính chất tấn công. Yêu cầu của tổ chức tấn công không những chỉ là đỡ được bóng do đối phương đánh sang mà cần phải chuyền tới chỗ đã định. Hai nhiệm vụ đó gọi chung là chuyền bóng. Cho nên muốn chuyền bóng được tốt phải hết sức chú ý tới tư thế chuẩn bị.

 

 

Kỹ thuật chuyền bóng bao gồm:

 

 

 

 

  • Chuyền bóng cao tay: Chuyền bóng cao tay là phương pháp chủ yếu của kỹ thuật chuyền bóng trong thi đấu bóng chuyền.

 

 

  • Chuyền bóng thấp tay (đệm và đỡ bóng bằng một tay): Kỹ thuật đệm bóng thường được áp dụng khi phòng thủ hàng dưới và cứu những quả bóng từ lưới bật ra. Hoặc đỡ bóng tầm thấp ở cách xa.

 

 

 

 

 

 

Kỹ thuật Đập bóng

 

 

Kỹ thuật đập bóng hay còn gọi là tấn công, thường sẽ là người chạm bóng lần thứ ba của đội. Mục tiêu của việc này là làm cho trái bóng lao xuống mặt đất đối phương mà không thể bị ngăn chặn. Chủ công thực hiện các bước chạy nhằm tạo đà tiếp cận bóng, nhảy và đập bóng.

 

 

Lý tưởng nhất là vị trí chạm bóng đạt được khi cú nhảy đạt độ cao cực đại. Tại thời điểm tiếp xúc bóng, cánh tay đập bóng giơ cao hết mức trên đầu, dồn hết sức đập thẳng vào trái bóng, tạo vị trí tiếp xúc banh cao nhất có thể để tạo được lực đánh mạnh nhất. Người đập bóng quạt mạnh cánh tay xuống, gập cổ tay, và đồng thời gập toàn bộ cơ thể một cách nhanh chóng để "lái" bóng. "Bounce" (nhồi bóng) là từ thông tục để chỉ cú đập mạnh (gây tiếng động lớn) làm trái bóng đập vuông góc mặt đất và nảy cao lên không trung. "Kill" (giết chết) là từ thông tục để chỉ đợt tấn công mà đối phương không thể trả được bóng đồng nghĩa với việc ghi được điểm.

 

 

Kỹ thuật chắn bóng

 

 

Chắn bóng là kĩ thuật dành cho những người có vị trí đứng ngay dưới lưới để ngăn các đợt tấn công của đối phương sang phần sân đội mình.

 

 

Chắn bóng mà chỉ chặn đợt tấn công của bên kia và giữ không cho bóng sang phần sân của đội mình, còn gọi là tấn công. Một vận động viên có kĩ thuật tốt có thể nhảy lên, đưa gần như toàn bộ cánh tay sang phần sân bên kia và chắn banh của đối phương. Điều này đòi hỏi phải đề phòng hướng bay của bóng ngay khi đợt tấn công diễn ra. Nó còn đòi hỏi phải sự phối hợp thật tốt của chân để tạo ra một hàng chắn hiệu quả.

 

 

Cú nhảy cũng cần phải tính toán chính xác về thời điểm nhảy ngay khi bóng bay qua lưới. Lòng bàn tay được điều chỉnh nghiêng xuống tạo góc khoảng 45-60 độ về phía sân đối phương. Từ "roof" được dùng để chỉ những cú chắn bóng mà hướng toàn bộ lực và đường bay của banh thẳng xuống mặt đất của sân đối phương, ngay khi đối phương đập bóng vào mặt hướng xuống của cánh tay.

 

 

Ngược lại, cú chắn bóng được gọi là phòng thủ, hoặc chắn nhẹ khi mục tiêu chính chỉ là khống chế để giảm lực tấn công và điều chỉnh hướng bay của bóng sao cho đội mình có thể dễ dàng tiếp cận. Một cú chắn nhẹ hoàn hảo thường là hai cánh tay đưa thẳng lên và lòng bàn tay hơi ngửa lên, ngón tay nghiêng về phía sau.

 

 

Các chiến thuật bóng chuyền thi dấu

 

 

Chiến thuật tấn công

 

 

Chiến thuật cá nhân trong trong phát bóng

 

 

Phát bóng là là quả tấn công đầu tiên, mở màn cho một trận đấu, một hiệp đấu và một lần chơi. Nếu kỹ thuật phát bóng tốt có thể ăn điểm trực tiếp hoặc gây khó khăn trong chuyền 1 làm ảnh hưởng xấu cho việc tổ chức phối hợp chiến thuật tấn công của đối phương. Ngược lại nếu phát bóng không có uy lực thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đối phương tổ chức chiến thuật tấn công lại đội mình. Chiến thuật cá nhân trong phát bóng bao gồm: khi chưa có bóng và khi có bóng.

 

 

Chiến thuật cá nhân trong chuyền 1

 

 

Đỡ phát bóng (chuyền 1) là hoạt động phòng thủ, ví như ta đã biết phát bóng là quả tấn công đầu tiên của đối phương sang sân của đội mình. Đồng thời chuyền 1 lại mang một ý nghĩa quan trọng khác: nó là khâu đầu tiền, là cơ sở đảm bảo cho việc tổ chức phối hợp chiến thuật tấn công của đội mình, cho nên có thể nói chuyền 1 nằm trong hệ thống tấn công. Chiến thuật cá nhân trong chuyền 1 bao gồm: Khi đối phương chưa phát bóng và khi đối phương phát bóng.

 

 

Chiến thuật cá nhân trong chuyền 2 khi đối phương phát bóng

 

 

Người chuyền 2 là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức các hoạt động tấn công. Chuyền 2 thường được thực hiện bằng kỹ thuật chuyền cao tay đứng tại chỗ hoặc nhảy chuyền. Chiến thuật cá nhân trong chuyền 2 bao gồm: khi đối phương chưa phát bóng và khi đối phương phát bóng.

 

 

Chiến thuật cá nhân trong đập bóng khi đối phương phát bóng

 

 

Đập bóng là giai đoạn cuối cùng mang tính chất quyết định của mọi phối hợp chiến thuật tấn công. Trong trường hợp đối phương phát bóng, nếu đập tốt thì được điểm và giành được quyền phát bóng, nhưng nếu đập hỏng thì đối phương được điểm. Chiến thuật cá nhân trong đập bóng bao gồm: Khi đối phương chưa phát bóng và khi đối phương phát bóng

 

 

Chiến thuật tập thể trong tấn công

 

 

Chiến thuật tập thể là sự phối hợp hoạt động của hai hay nhiều đấu thủ để giải quyết một nhiệm vụ chiến thuật cụ thể nào đó. Nó đòi hỏi quan hệ chặt chẽ giữa các khâu chuyền 1 với chuyền 2, giữa chuyền 2 với tấn công. Chiến thuật tập thể bao gồm: Nhóm và toàn đội.

 

 

Chiến thuật phòng thủ

 

 

Hệ thống chiến thuật phòng thủ là hoạt động phối hợp của chiến thuật chắn bóng và chiến thuật phòng thủ hàng sau. Trong chiến thuật phòng thủ hàng sau bao gồm: chiến thuật phòng thủ số 6 tiến và chiến thuật phòng thủ số 6 lùi.

 

 

Chiến thuật phòng thủ số 6 tiến

 

 

Đấu thủ ở vị trí số 6 luôn luôn tiến lên phía trước làm nhiệm vụ yểm hộ chắn bóng khi đối phương tấn công. Số 5 và số 1 đỡ bóng nửa sân sau. Chiến thuật phòng thủ số 6 tiến được sử dụng khi đối phương thường hay bỏ nhỏ ở phía sau đấu thủ chắn hoặc khu vực giữa sân, tấn công không quyết liệt lắm và thường theo hướng chéo hoặc chữ I.

 

 

Chiến thuật phòng thủ số 6 lùi

 

 

Đấu thủ ở vị trí số 6, lùi về phía cuối sân để đỡ các đường bóng đập mạnh hoặc bật tay chắn rơi xuống phía sân sau. Số 5 hoặc số 1 lên yểm hộ cho chắn bóng. Chiến thuật phòng thủ số 6 lùi được sử dụng khi đối phương tấn công mạnh, dài xuống cuối sân, ít bỏ nhỏ và khả năng tự yểm hộ của hàng chắn tốt.

 

 

 

 

 

 

 

 

https://thegioithethao.vn/luyen-tap/ky-thuat-bong-chuyen-co-ban-n850.html

Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận