Giới thiệu về môn cầu lông và cách tính điểm
Được biết đến là một trong những môn thể thao dễ chơi nhất thế giới, cầu lông phù hợp với tất cả mọi người tất cả đối tượng từ nam đến nữ, người cao tuổi hay trẻ em, ngay cả những ai không may khuyết mất một phần cơ thể vẫn có thể chơi được môn cầu lông. Tùy theo chơi phổ thông, phong trào hay chuyên nghiệp mà người chơi có những mức đầu tư cũng như nhận định khác nhau. Điểm chung là đầu tiên đều phải tìm hiểu về môn cầu lông đầu tiên.
Cách tính điểm cầu lông là kiến thức không quá xa lạ đối với những người chơi cầu lông lâu năm hoặc người thường xuyên tham gia các trận thi đấu cầu lông. Tuy nhiên, đối với người mới chơi thì cách tính điểm cầu lông làm sao chuẩn và chính xác nhất vẫn là một rắc rối, không phải ai cũng nắm rõ. Để gỡ rối cho các bạn mới chơi, hôm nay Thế Giới Thế Thao chia sẻ với bạn cách tính điểm cầu lông mới và chính xác nhất được chúng tôi tham khảo lại từ luật cầu lông.
Cách bắt đầu trận đấu cầu lông
Theo luật cầu lông đơn, trận đấu cầu lông sẽ được bắt đầu bằng cách tung đồng xu. Việc này là để xác định vị trí đứng trên sân của hai người chơi cũng như bên giao cầu trước. Người chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền quyết định:
- Giao cầu trước hoặc nhận cầu trước.
- Bắt đầu trận đấu ở bên này hay bên kia của sân.
- Bên không được thăm sẽ nhận lựa chọn còn lại.
Cách tính điểm thi đấu cầu lông
Cách tổ chức trận đấu
Set đấu
Trong 1 trận đấu cầu lông, người ta sẽ chia ra thành 3 hiệp và mỗi hiệp được phân định với số điểm 21
Không giống như những môn thể thao có quy định thời gian thi đấu cụ thể như bóng đá. Môn cầu lông không quy định cụ thể về thời gian. Không ai có thể nói cho bạn biết một trận cầu lông kéo dài bao nhiêu phút. Thời gian của 1 hiệp cầu lông vào điểm số của 2 đội. Chính vì vậy mà thời gian trận đấu có thể kéo dài hoặc ngắn. Sự chênh lệch kỹ thuật đánh cầu lông là yếu tố quyết định thời gian trận đấu. Nếu 2 vận động viên có trình độ quá chênh lệch thì trận đấu thường kết thúc ở điểm thứ 21, thậm chí phân thắng bại trong 2 set đấu. Ở những vận động viên có tốc độ giao cầu nhanh, dứt khoát, tấn công mạnh mẽ như: Smash, Putaway,… thì trận cầu lông còn có thể diễn ra nhanh hơn.
Điểm số
Cầu lông là môn thi đấu phân thắng bại bằng cách tính điểm. Vì vậy, nắm rõ cách tính điểm thi đấu cầu lông sẽ là lợi thế vô cùng to lớn cho người chơi. Sau đây là cách tính điểm thi đấu:
- Trong một trò chơi cầu lông, mọi người sẽ được chia thành 3 hiệp, mỗi hiệp ghi được 21 điểm.
- Để tìm ra người chiến thắng trong mỗi vòng, số điểm được tính như sau:
- Khi cả hai bên đạt được 20 điểm (20-20), nếu bên nào ghi được 2 điểm liên tiếp thì bên đó thắng.
- Khi hai đội đạt 29 điểm (29-29), đội đầu tiên ghi được 30 điểm sẽ thắng. Kết thúc trò chơi, bên nào giành được 2 ván thắng, bên nào thắng.
- Cách tính điểm cầu lông chính xác là khi người nhận đánh, cầu trượt lưới, đánh cầu ngoài sân… thì đối phương sẽ ghi bàn. Nếu người nhận đánh cầu ngược trở lại, chạm lưới hoặc đứng sai vị trí, bên kia cũng có thể ghi điểm.
Điểm kết thúc set đấu
- Đội chiến thắng trong mỗi hiệp là đội giành được điểm số 21 trước. Nếu tỷ số 20 đều, thì đội chiến thắng là đội ghi 2 điểm liên tiếp nhau. Nếu tỷ số lên đến 29 đều thì đội giành điểm ở lượt tiếp theo là đội chiến thắng.
- Đội chiến thắng trong set trước đó sẽ được quyền giao cầu ở set tiếp theo.
Các trường hợp đặc biệt
Nếu phạm phải một trong những lỗi dưới đây, đối thủ sẽ không cần làm gì mà vẫn được cộng điểm. Bạn nên luyện tập thật nhiều, rút kinh nghiệm sau mỗi lần phạm lỗi để tránh những tình huống “tặng điểm” cho đối thủ khi chơi cầu lông.
Những tình huống phạm lỗi phổ biến khi thi đấu:
- Giao cầu sai vị trí, sai luật. Cầu giao chạm vào vợt cầu lông của đồng đội hay bị vướng vào lưới.
- Khi thi đấu: cầu chạm vào người, vào trần, đưa cầu không qua lưới hoặc qua dưới lưới.
- Đánh cầu ra ngoài vạch thi đấu trong khi vợt đối thủ chưa chạm cầu.
Các thông tin thú vị khác
Thủ tục đổi sân thi đấu
Hai đội trong quá trình thi đấu sẽ đổi sân khi:
- Hiệp đấu đầu tiên kết thúc
- Hiệp đấu thứ 2 kết thúc và sẽ tiếp tục thi đấu thêm hiệp đấu cuối hiệp đấu thứ 3
- Hiệp đấu thứ 3 diễn ra và có một đội đạt được số điểm 11 thì hai đội cũng sẽ đổi sân thi đấu.
- Có một trường hợp khá hi hữu là khi kết thúc một hiệp đấu mà 2 đội chưa đổi sân, khi phát hiện ra và khi bóng chết trọng tài sẽ cho tạm dừng trận đấu, để 2 bên đổi sân, và kết quả của hiệp đấu dang dở sẽ được giữ nguyên để tính tiếp.
Tìm hiểu về giao cầu và đổi giao cầu trong thi đấu cầu lông
- Không bên nào trì hoãn, cả hai bên đều sẵn sàng. Khi đầu vợt chuyển động về phía sau của người giao cầu, bất kỳ trì hoãn nào cho việc giao cầu được xem là bất hợp lệ.
- Người giao và nhận cầu đứng chéo nhau trong phạm vi ô sân mà không được chạm đường biên.
- Một phần hai chân của người giao và nhận đều phải chạm đất trước khi quả cầu được đánh đi.
- Toàn bộ quả cầu lông phải dưới thắt lưng người giao cầu tại thời điểm được mặt vợt đánh đi.
- Khi đánh cầu, thân vợt của người giao cầu phải luôn hướng xuống dưới.
- Vợt của người giao cầu phải chuyển động liên tục từ lúc bắt đầu giao cầu cho đến lúc đánh đi.
- Đường đi của cầu sẽ từ dưới vượt qua lưới và rơi vào ô người nhận cầu.
Theo luật mới của BWF, khi giao cầu, vợt phải đặt thấp hơn hoặc bằng 1.15m tính từ mặt sân trở lên. Sẽ có trọng tài cầu lông phụ trách giám sát giao cầu sẽ bắt lỗi chiều cao pha giao cầu mỗi khi vận động viên phát cầu. Đối với các giải phong trào không có trọng tại giao cầu, đa số sẽ qui định điểm giao cầu cho phép là từ dưới thắt lưng người giao trở xuống.\