Quy trình thi công sơn sân cầu lông ngoài trời

27/01/2022
Có không ít người thắc mắc quy trình thi công sân cầu lông ngoài trời gồm những bước nào? Và cần những yêu cầu và lưu ý gì khi thi công? Tất cả các vấn đề trên sẽ đươc Thế Giới Thể Thao chia sẻ cụ thể ở bài viết dưới đây. Mời các bạn cùng đón đọc.

Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn 

Kích thước sân cầu lông chuẩn được quy định bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF. Tùy vào loại hình thi đấu (đánh cầu lông đơn hay đánh cầu lông đôi) mà sân cầu lông cũng có hai loại đó là: sân cầu lông đánh đơn và sân cầu lông đánh đôi.

Kích thước sân cầu lông đơn

Kích thước sân cầu lông đánh đơn được Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF quy định:

  • Chiều dài: 13,4m.

  • Chiều rộng: 5,18m.

  • Độ dài đường chéo: 14,3m.

Bạn đọc có thể xem thêm: Các loại bề mặt sân cầu lông thường gặp nhất

Kích thước sân cầu lông đôi

Kích thước sân cầu lông đánh đôi được Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF quy định:

  • Chiều dài: 13,4m.

  • Chiều rộng: 6,1m.

  • Độ dài đường chéo: 14,7m.

Quy cách sân cầu lông

  • Sân chơi cầu lông phải có hình chữ nhật với màu nền thường là xanh lá hoặc xanh dương.
  • Chất liệu làm sân cầu lông có thể là gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp.
  • Đường biên của sân có độ rộng là 4cm, các đường biên được vẽ rõ, dễ nhìn bằng sơn màu trắng hoặc vàng.
  • Ngay trên đường biên đôi sẽ được đặt 2 trụ cầu lông cao 1,55m.
  • Phạm vi sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia.

Các loại bề mặt sân cầu lông 

Bề mặt nhựa cao su tổng hợp – PVC / PU

Bề mặt này là bề mặt phổ biến nhất. Được sử dụng ở hầu hết các địa điểm thi đấu Cầu lông đẳng cấp nhất và cho các trận đấu chuyên nghiệp, bề mặt này đi kèm với một đế gỗ, bên trên trải thảm tổng hợp. Các sân này cung cấp độ nảy tốt và chống trơn trượt.

Chúng cũng bảo vệ đầu gối của bạn khỏi chấn thương và giảm căng thẳng. Thảm tổng hợp được làm từ PVC hoặc PU.

Bề mặt sân gỗ trong nhà

Ngoài các bề mặt tổng hợp, bạn sẽ thấy hầu hết các địa điểm hỗ trợ các sân gỗ. Bề mặt này cung cấp một thiết lập tốt để chơi với tạo ra cú đánh và độ nảy tốt nhưng đôi khi nó bị trơn trượt. Khi bề mặt gỗ bị dính mồ hôi hoặc nước của người chơi, bề mặt đó có thể không được mong muốn để chơi.

Bề mặt sân sử dụng sơn cao su gốc acrylic

Chúng gần giống với các bề mặt tổng hợp đi kèm với PVC / PU. Mức độ hấp thụ chviệt namng mà chúng cung cấp không tốt bằng sân tổng hợp hoặc sân gỗ. Chúng có nhiều màu sắc khác nhau.

Bề mặt sân xi măng

Bề mặt xi măng đã được sử dụng từ xa xưa cho các sân cầu lông. Bề mặt này chủ yếu được sử dụng trong các sân cầu lông ngoài trời, nơi bề mặt được lát bằng bê tông ( bê tông nhựa ).

Nó không phù hợp nhiều để chơi thường xuyên vì bề mặt rất cứng và không giúp đầu gối của bạn được nghỉ ngơi thích hợp và có thể dẫn đến chấn thương.

Xem thêm: Các loại bề mặt sân cơ bản trong luyện tập

Quy trình thi công sân cầu lông 

Bước 1 : Xử lý bề mặt sân

Bề mặt bê tông ( bê tông nhựa ) phải khô ráo, phẳng và đảm bảo độ nghiêng theo tiêu chuẩn(1%) để đảm bảo độ dốc nhưng không ảnh hưởng bề mặt sân, khả năng thoát nước tốt.

Bề mặt bê tông ( bê tông nhựa ) phải cứng rắn, ít nhất phải được bảo dưỡng trong khoảng 25 ngày.

Bước 2: Thi công lớp chống thấm cho sân cầu lông

Lớp sơn chống thấm là lớp sơn đầu tiên tiếp xúc với bề mặt bê tông làm nhiệm vụ chống thấm cho sân cầu lông.

Lớp sơn này có khả năng chống chịu nước và có độ đám cực tốt trên bề mặt sân thi đấu. Tùy vào điều điều kiện của sân có thể sơn 1 hoặc 2 lớp. 

Bước 3: Thi công lớp sơn lót cho sân cầu lông

Sơn lót là một phần rất quan trọng. Nó giúp liên kết lớp sơn chống thấm và lớp sơn bề mặt lại với nhau tạo nên một bề mặt tuyệt vời.

Bước 4: Thi công lớp đệm

Lớp đệm có vai trò kết dính lớp nền và lớp bề mặt trên cùng, giúp gia tăng độ đàn hồi và kết cấu cho mặt sân, Nó giúp mặt sân phẳng hơn, trong quá trình người chơi di chuyển sẽ cảm nhận được sự thoải mái khi thi đấu.

Bước 5: Thi công lớp sơn cuối cùng - lớp sơn phủ màu hoàn thiện

Đây là lơp sơn cuối cùng tiếp xúc trực tiếp với người chơi nên cần có tính ma sát cao.

Bạn nên thi công 2-3 lớp sơn phủ màu hoàn thiện để đạt được các điều kiện tốt nhất. Mỗi lớp được thực hiện cách nhau 4-6 tiếng

Trong quá trình thi công sân cầu lông đòi hỏi tính cẩn thận và tỉ mỉ. Yêu cầu gạt sơn thật đều tay để đảm bảo độ mịn và độ phẳng cho mặt sân.

Bước 6: Thi công kẻ vạch đường line cho sân cầu lông ngoài trời

Đường line tạo nên màu sắc và phân tách phạm vi thi đấu cho mặt sân. Do đó, kẻ line cần tính chính xác, tỷ mỉ để lấy điển cho chính xác. Các vạch cần được sơn thẳng trên bề mặt sân.

Với sân cầu lông, yếu tố an toàn và chính xác được đặt lên hàng đầu. Do đó, trong từng bước thi công cần được kiểm tra  sát sao và nghiêm ngặt.

Tham khảo thêm:

Thế Giới Thể Thao là đơn vị thi công sân thể thao hàng đầu Việt Nam 

Thế Giới Thể Thao đem lại cho khách hàng chất lượng thi công hàng đầu. Đơn vị sẽ luôn giúp cho khách hàng vững tin.

Để biết thêm thông tin chi tiết về thi công sân cầu lông vui lòng liên hệ:

Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Thế Giới Thể Thao

Địa chỉ: 33NV20A - Khu đô thị Lideco - Trạm Trôi - Hoài Đức - Hà Nội

Hotline: 0946.79.5885

Email: phamtan@thegioithethao.vn

0 bình luận,

đánh giá về Quy trình thi công sơn sân cầu lông ngoài trời

TVQuản trị viênQuản trị viên

Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm

Trả lời.
Thông tin người gửi
Bình luận
Nhấn vào đây để đánh giá
Thông tin người gửi
0.16581 sec| 1004.875 kb