Những điều luật cầu lông đánh đơn cơ bản

Đối với những người mới chơi thì nắm được các luật thi đấu cầu lông đơn là vô cùng quan trọng. Bên cạnh những pha ghi điểm nhờ thành thục các kỹ thuật thì bạn cũng nên tránh mất điểm đáng tiếc chỉ vì phạm các lỗi cơ bản do không hiểu luật. Hãy cùng Thế Giới Thể Thao tìm hiểu về những điều này nhé!

Giới thiệu về thể thức thi đấu cầu lông đánh đơn

Luật cầu lông đơn cũng là một phần trong thể thức chung của luật thi đấu cầu lông gồm các sự kiện cá nhân là thi đấu loại trực tiếp, với số vòng tùy thuộc vào số lượng mục tham dự, với các lựa chọn có vòng 128, 64, 32 và 16 trước các trận tứ kết, bán kết, chung kết giành huy chương đồng và một huy chương vàng chung cuộc. Mỗi trận là hay nhất trong ba trận.

Thứ tự trận đấu cho vòng đầu tiên của các sự kiện cá nhân được xác định bằng bốc thăm thi đấu và tính đến phân loại sự kiện dựa trên Bảng xếp hạng BWF Thế giới.

12 Luật Chơi Cầu Lông Bạn Cần Nắm Vững - bcabadminton.org

Luật cầu lông cơ bản

Kích thước sân đánh cầu lông đơn

Theo quy định của Liên đoàn Cầu lông Thế giới (BWF), sân cầu lông đánh đơn có kích thước:

  • Chiều dài: 13,4 mét.
  • Chiều rộng: 5,18 mét.
  • Độ dài đường chéo: 14,3 mét.

Bên cạnh kích thước sân, bộ luật cầu lông cũng có các quy định khác liên quan đến vạch kẻ và lưới trong sân, bao gồm:

  • Các đường biên và vạch kẻ phải dễ nhìn và dễ phân biệt, tốt nhất nên được sơn bằng màu trắng hoặc màu vàng. Các đường kẻ này có độ dày quy định là 40 mm.
  • Cột lưới phải cao 1,55 mét tính từ mặt sàn và đảm bảo không bị xê dịch khi chơi. Không phân biệt là sân đánh đôi hay đánh đơn, cột lưới luôn được đặt trên đường biên dọc ngoài cùng của sân đánh đôi.
  • Lưới phải rộng 760 mm và dài tối thiểu 6,1 mét. Phần trên của lưới được viền bằng băng trắng dày 75 mm. Độ cao treo lưới quy định là 1,55 mét ở biên dọc sân đánh đôi và 1,524 mét ở phần trung tâm.

Bạn đọc có thể tham khảo bài: Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn

Hình ảnh Sân thi đấu cầu lông đơn

Quy định về phạm vi giao cầu và nhận cầu

  • Phạm vi giao và nhận cầu trong đánh đơn được giới hạn bởi đường trung tâm, vạch giao cầu ngắn, đường biên dọc phía trong và vạch giao cầu dài (cũng chính là đường biên ngang cuối sân).
  • Một phần sân sẽ có 2 khu vực trái và phải. Vị trí đứng giao cầu sẽ được xác định dựa trên số điểm hiện có của người giao cầu. Từ vị trí đứng của người giao cầu, ta có thể xác định được vị trí đứng tương ứng của người nhận cầu. Người nhận cầu phải đứng trong khu vực đối diện chéo nhau so với người giao cầu.
  • Khu vực giao/nhận cầu bên phải (ô màu hồng) và khu vực giao/nhận cầu bên trái (ô màu vàng) trong đánh đơn.
  • Nếu người giao cầu chưa ghi điểm hoặc có điểm số chẵn, họ sẽ thực hiện giao cầu ở khu vực giao cầu bên phải. Khi đó, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên phải trên sân của mình.
  • Nếu điểm của người giao cầu là điểm lẻ, họ sẽ đứng giao cầu ở khu vực giao cầu bên trái. Tương ứng, người nhận cầu cũng sẽ đứng ở khu vực bên trái trên sân của mình.

Tham khảo bài viết: Luật giao cầu lông

Quy định về quả cầu lông

Quả cầu lông vũ

  • Có 16 lông vũ, đồng dạng, dài 62 đến 72mm gắn vào đế cầu, các lông vũ được buộc lại bằng chỉ hoặc vật liệu thích hợp, đỉnh lông vũ nằm trên vòng tròn có đường kính từ 58-68mm và có đế cầu có hình tròn, đường kính 35-28mm, nặng 4,74-5,50gr.

Quả cầu không có lông vũ

  • Cầu không có lông vũ hay còn được gọi là cầu lông nhựa làm bằng các vật liệu tổng hợp, thay thế cho cầu lông vũ tự nhiên. Do vậy, sẽ có một vài khác biệt về tỷ trọng và các tính năng. Tuy nhiên, nếu sai số tối đa 10% vẫn được chấp nhận. Các số liệu còn lại tương tự như cầu lông vũ. Những loại cầu nhựa này chưa được dùng trong thi đấu chuyên nghiệp chỉ được thường xuyên sử dụng trong luyện tập.

Cách bắt đầu một trận đấu cầu lông

  • Trong luật trọng tài cầu lông, trước khi trận đấu bắt đầu, trọng tài sẽ tiến hành tung đồng xu để xác định vị trí đứng trên sân của hai người chơi cũng như bên giao cầu trước. Người chọn đúng mặt đồng xu sẽ được quyền quyết định:
  • Bên nào sẽ là bên giao cầu trước
  • Phần sân thi đấu ở ván đầu tiên
  • Bên thua sẽ nhận được các lựa chọn còn lại.

Việc tung đồng xu sẽ được tiến hành trước khi trận đấu bắt đầu

Hệ thống và cách tính điểm trong luật đánh cầu lông đơn

  • Một trận đấu sẽ được diễn ra theo thể thức 3 ván thắng 2, trừ khi có các sắp xếp khác.
  • Bên nào ghi được 21 điểm trước sẽ thắng ván đấu đó, trừ các trường hợp ngoại lệ như hòa nhau với tỷ số 20-20 hoặc 29-29 (sẽ được quy định riêng).
  • Bên chiến thắng một pha cầu sẽ ghi thêm 1 điểm vào tổng số điểm của mình. Một bên sẽ giành điểm trong pha cầu khi cầu chạm vào mặt sân do đối thủ của họ không thể đánh trả hoặc khi đối thủ của họ phạm lỗi trong quá trình đánh.
  • Trong trường hợp tỷ số ván đấu là 20-20, bên nào ghi được 2 điểm cách biệt trước sẽ thắng ván đấu đó.
  • Nếu tỷ số ván đấu là 29-29, bên nào ghi được điểm thứ 30 trước sẽ giành phần thắng.
  • Theo quy định, người thắng ở ván đấu trước sẽ là người bắt đầu giao cầu ở ván đấu tiếp theo.

Quy định về đổi sân

  • Hai người chơi sẽ đổi sân với nhau tại các thời điểm:
  • Sau khi kết thúc ván đấu đầu tiên.
  • Sau khi kết thúc ván đấu thứ hai với tỷ số hòa, hai người chơi bắt buộc phải đấu ván thứ 3.
  • Trong ván đấu thứ 3, khi một trong hai bên ghi được 11 điểm.
  • Nếu như việc đổi sân không được thực hiện tại các thời điểm nêu trên thì hai bên cần phải đổi sân ngay khi phát hiện sự cố này. Tuy nhiên, việc đổi sân cần phải được thực hiện khi cầu đã không còn ở trong cuộc chơi. Tỷ số điểm lúc này vẫn được giữ nguyên.

Ghi điểm và thứ tự giao cầu

  • Trong một pha cầu, người giao cầu và người nhận cầu sẽ thay phiên nhau đánh quả cầu, từ bất kỳ vị trí nào phía phần sân của mình, cho đến khi cầu không còn trong cuộc.
  • Hai người chơi sẽ thay phiên nhau đánh quả cầu
  • Hai người chơi sẽ thay phiên nhau đánh quả cầu cho đến khi cầu không còn trong cuộc
  • Nếu người giao thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Lúc này, cả người giao cầu và người nhận cầu đều phải đổi khu vực đứng và người giao cầu sẽ tiếp tục giao cầu ở lượt tiếp theo.
  • Nếu người nhận cầu thắng pha cầu, họ sẽ ghi được 1 điểm. Theo đó, người nhận cầu lúc này sẽ trở thành người giao cầu mới ở lượt tiếp theo.

Tiến trình cuộc đấu, hành động thô bạo và truất quyền thi đấu

Cuộc đấu được tính từ lần giao cầu đầu tiên cho đến khi kết thúc, trừ một số trường hợp sau:

  • Giữa hiệp thứ 2 và thứ 3 của mọi cuộc đấu sẽ có một giai đoạn nghỉ không quá 5 phút
  • Khi xảy ra những trường hợp bất khả kháng, trọng tài có thể cho ngừng trận đấu một khoảng thời gian cần thiết. Nếu trận đấu bị ngừng lại thì số điểm tới đó được giữ nguyên và trận đấu sẽ lại tiếp tục từ điểm số đó.

Trong bất kỳ hoàn cảnh nào, đấu thủ cũng không được ngừng trận đấu để lấy lại sức hoặc để nghe lời chỉ dẫn.

Một số lỗi của VĐV trong luật thi đấu cầu lông mới

Tính cầu ngoài cuộc

  • Quả cầu chạm vào lưới hay cột lưới và rơi xuống đất thuộc phần sân của người đánh cầu
  • Cầu chạm mặt sân
  • Cầu chạm vào bất kỳ bộ phận nào khác của VĐV
  • Xảy ra lỗi hay một quả cầu phát lỗi, do quyết định của trọng tài.

Thời gian nghỉ, lỗi tác phong và hành vi của VĐV

Thời gian nghỉ giữa các trận đấu

Theo luật thi đấu cầu lông thì trận đấu sẽ phải diễn ra liên tục kể từ khi bắt đầu giao cầu cho đến khi kết thúc một pha cầu, trừ trường hợp ngoại lệ như:

  • Thời gian nghỉ giữa các hiệp đấu
  • Khi một bên ghi được 11 điểm thì thời gian nghỉ không quá 60 giây
  • Thời gian nghỉ giữa các hiệp 1,2 và 3 là không quá 2 phút
  • Nghỉ khi trận đấu kết thúc
  • Nếu trận đấu bị gián đoạn bởi sự cố nào đó thì điểm số sẽ được giữ nguyên và sẽ được tính tiếp khi trận đấu bắt đầu.

Lỗi trì hoãn trong thi đấu

  • VĐV không được phép trì hoãn trận đấu dưới bất kỳ hình thức nào, để hồi phục thể lực...
  • Mọi sự trì hoãn sẽ được quyết định bởi trọng tài trận đấu

Chỉ đạo và rời sân

  • VĐV chỉ được phép nhận chỉ đạo khi cầu không trong cuộc
  • Trong khi trận đấu không diễn ra thì không một VĐV nào được tự ý rời sân khi chưa có sự cho phép của trọng tài.

Hành động VĐV không được phép

  • Cố ý dùng lời nói hay hành động để trì hoãn trận đấu
  • Cố ý dùng các động tác để làm ảnh hưởng tới trạng thái bình thường của quả cầu như giẫm lên cầu hay bứt lông cầu,...
  • Có hành động hay lời nói xúc phạm đến đồng đội, đối thủ, trọng tài,... hay bất kỳ tác phong đạo đức không quy định trong luật.

Giải quyết vi phạm

  • Mọi quyết định xử lý vi phạm luật cầu lông đều được trọng tài chính ra quyết định theo luật
  • Tùy theo mức độ vi phạm luật mà trọng tài chính quyết định cảnh cáo hay xử phạt
  • Khi một bên cảnh cáo 2 lần từ trọng tài chính sẽ được tính là một lỗi vi phạm
  • Nếu phạm lỗi nặng nhiều lần thì trọng tài chính sẽ báo cáo lên tổng trọng tài và có quyền truất quyền thi đấu của VĐV nếu cần thiết.
Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận