Sơn Tennis hiện tại đã được thi công và và sử dụng ở rất nhiều cơ quan, công ty, xí nghiệp, câu lạc bộ từ các tỉnh thành. Có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng, tác động đến sự hư hại bề mặt sân Tennis như do thi công không đúng kỹ thuật làm bề mặt sân lún nứt, do điều kiện thời tiết nắng mưa làm bề mặt sơn bị hư hại bong tróc phòng rộp, rong rêu bám, do điều kiện địa chất thay đổi, làm thay đổi cấu trúc nền hạ sân.
Thông thường bề mặt sau khi thi công hoàn thiện đưa vào sử dung sau 7 -10 năm sẽ tiến hành bảo thi công sửa chữa sân tennis bảo dưỡng, sửa chữa để đảm bảo độ nảy banh, hạn chế đọng vũng, sân thoát nước tốt, lọai bỏ các vết nứt kết cấu, chân chim, tăng tính thẩm mỹ công trình. Vết rỉ sét, bụi đất, nấm mốc, rong rêu và tảo gây ăn mòn bề mặt nền sân quần vợt, ảnh hưởng xấu đến mỹ quan, có thể gây ra trượt ngã khi di chuyển, không an toàn cho người chơi tennis. Trượt ngã có thể gây ra chấn thương tiềm ẩn, và không may một chấn thương nghiêm trọng có nghĩa là không thể chơi tennis trong một thời gian. Bề mặt sân tennis sẽ có độ ma sát và giảm chấn cao nhất khi nó luôn sạch sẽ. Bởi vậy sân tennis sạch sẽ, tâm lý thoải mái sẽ giúp bạn thăng hoa đạt phong độ tốt hơn khi tham gia chơi quần vợt!
Bên cạnh đó một lý do khác khiến cho việc vệ sinh, bảo dưỡng sân tennis cần được chú trọng là chi phí bảo trì rất cao khi bề mặt đã xuống cấp trong một khoảng thời gian dài. Nếu bề mặt bị hư hỏng quá nhiều, dễ dàng thấy khe co dãn, đường nứt và vết rạn bong tróc sơn xuất hiện, chi phí sửa chữa sân tennis của Bạn chắc chắn rất cao. Chúng tôi thường nhận những câu hỏi về sơn lại bề mặt, sửa chữa khôi phục sân tennis và đơn giá sau khi chúng tôi khảo sát hiện trạng thực tế lên phương án sửa chữa cụ thể lên tới 150 000 đ/m2 , đôi khi còn nhiều hơn.
Vệ sinh hàng ngày
Vệ sinh hàng tuần
Khu vực thi đấu, đường biên sân và lưới phải được làm sạch.
Vệ sinh hàng tháng
Vệ sinh hàng quý
Vệ sinh hàng năm
Sân tennis khai thác sử dụng lâu năm, bỏ hoang hay bị thiên tai lũ lụt ngập nước gây ra hiện tượng bụi đất, nấm mốc, rong rêu và tảo bám trên sơn bề mặt, chúng ta phải thực hiện tẩy rửa vệ sinh như sau
Vệ sinh tẩy rêu sân tennis bằng máy phun áp lực
Có thể làm điều này bằng cách sử dụng một máy phun tăng áp, dây dẫn nước dài để có thể thao tác được tại bốn góc của sân tennis.
Tẩy rêu sân tennis công nghệ mới
Hiện nay phương pháp vệ sinh sân tennis bằng công nghệ mới là dùng máy phun áp lực kết hợp đầu phun chổi nước để làm sạch bề mặt sân đều đặn, dễ dàng và nhanh chóng.
Chổi quét được sử dụng vệ sinh sân tennis được chọn có cấu tạo từ sợi tổng hợp PA hoặc các vật liệu tương tự, độ dài tối thiểu của chổi quét nên từ 2.5 inch và không chứa kim loại để chúng không ảnh hưởng đến lớp rubber granules trên sân.
Quy trình dọn dẹp phải chắc chắn rằng không làm trôi đi lớp rubber granules trên sân.
Không làm vệ sinh trong thời tiết mùa hè nóng bức, nhiệt độ cao trên 330C.
Nhiều người không biết rằng khí ga/thải từ phương tiện giao thông sẽ làm giảm chất lượng nhanh chóng của sân bóng tennis, vậy nên trong khu vực của sân không nên để bất kỳ loại phương tiện nào có thể di chuyển.
Không nên vệ sinh quá nhiều vì chúng vừa mất thời gian lại làm cho bề mặt nền sân bị mài mòn nhanh chóng hơn mà thôi. Chỉ nên làm vệ sinh sân cỏ khi cần thiết, từ 1-2 lần/tháng.
Bước 1
Sử dụng máy phun cao áp sẽ xịt rửa toàn bộ các rong rêu, móc bám trên bề mặt sân, đảm bảo bề mặt phải sạch hoàn toàn đảm bảo khả năng kết nối các lớp vật liệu phía trên.
Bước 2
Xác định vết nứt, sử dụng các dụng cụ cầm tay đục, cắt mở rộng các vết nứt đảm bảo bề mặt keo có thể bám chặt trên bề mặt vết nứt. Sử dụng keo chuyên dụng xử lý vết nứt lăn một lớp kết nối, sau đó trộn các thành phần keo với các thành phần cắt chuyên dụng trám trét toàn bộ vết nứt.
Bước 3
Tiến hành bơm nước vào bề mặt sân đánh dấu xác định các vết nứt bề mặt. Gạt bỏ nước trên bề mặt sân tiến hành dặm vá các khu vực đọng nước bằng hỗn hợp keo chuyên dụng trộn với nước, cát tiền hành trám vá bề mặt. Yêu cầu khi dặm vá xong các khu vực đọng nước đảm bảo dưới 2mm. Công đoạn này thường được tiến hành 2 lần để đảm bảo bề mặt được thoát nước hoàn toàn.
Bề mặt sân sau khi đã sử dụng máy cao áp vệt sinh, vá vũng và xử lý vết nứt theo đúng tiêu chuẩn.
Tổng kết:
Hy vọng với những chia sẻ trên của Thế Giới Thể Thao sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về các bảo dưỡng sân tennis cũng như quy trình sửa chữa, sơn lại sân tennis. Bạn đọc có đóng góp xin vui lòng comment dưới bài viết để chia sẻ cho tất cả mọi người.
đánh giá
về Bảo dưỡng, sửa chữa sân tennisTVQuản trị viênQuản trị viên
Xin chào quý khách. Quý khách hãy để lại bình luận, chúng tôi sẽ phản hồi sớm