Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đơn và đôi

Sân cầu lông chính là nơi diễn ra các trận thi đấu, là nơi bạn có thể luyện tập cầu lông hàng ngày để nâng cao trình độ hoặc rèn luyện sức khỏe. Cũng như các môn thể thao khác, sân đánh cầu lông sẽ có những đặc điểm riêng mà người chơi cần phải nắm vững. Sau đây Thế Giới Thể Thao giới thiệu quy cách kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn đánh đơn và đánh đôi, quy cách lưới sân cầu lông sử dụng trong nhà và ngoài trời.

Kích thước sân cầu lông tiêu chuẩn quốc tế

Kích thước sân cầu lông chuẩn được quy định bởi Liên đoàn Cầu lông Thế giới BWF. Tùy vào loại hình thi đấu (đánh cầu lông đơn hay đánh cầu lông đôi) mà sân cầu lông cũng có hai loại đó là: sân cầu lông đánh đơn và sân cầu lông đánh đôi.

Kích thước sân cầu lông đánh đơn

  • Chiều rộng: 5,18m
  • Chiều dài: 13,41 m
  • Mặt bằng xung quanh: 0.61 m xung quanh chu vi đầy đủ
  • Vật liệu mặt sân: Gỗ, sơn tổng hợp hoặc bề mặt thảm PVC

Kích thước sân cầu lông đánh đôi

  • Chiều rộng: 6,1 m

  • Chiều dài: 13,41 m

  • Mặt bằng xung quanh:: 0.61 m xung quanh chu vi đầy đủ

  • Vật liệu mặt sân: Gỗ, sơn tổng hợp hoặc bề mặt thảm PVC

Tóm tắt đặc điểm của sân cầu lông thi đấu đơn và đôi

Cách tự vẽ sân cầu lông chuẩn trong thi đấu

  • Căn cứ vào thông số kỹ thuật về kích thước sân cầu lông đã trình bày trên, nếu bạn muốn thực hiện vẽ sân cầu lông, hãy tham khảo các bước dưới đây.

Dụng cụ cần thiết

  • Một thước dây có chiều dài 30m hoặc 50m.
  • Vài cuộn băng dính dán được nền sân.
  • Một xô nước vôi hoặc sơn.
  • Một con lăn sơn loại nhỏ hoặc cây chổi quét sơn nhỏ.
  • Cách vẽ sân cầu lông
  • Khảo sát lại vị trí làm sân cầu lông. Yêu cầu mặt sân phải phẳng, không gồ ghề, có hố nhỏ. Kích thước mặt phẳng nhỏ nhất là 17.4m x 10.1m (dài x rộng). Đo khoảng trống xung quanh sân rộng ít nhất 2m.
  • Sử dụng thước dây đo và đánh dấu các điểm trên khung chính của sân cầu lông.
  • Dùng băng dính để tạo khung cho đường kẻ trên sân cầu lông. Sau đó lấy sơn hoặc vôi quét thành đường biên sân.
  • Tiếp tục đo và kẻ các đường nằm trong sân thi đấu theo quy định về kích thước sân cầu lông đơn và sân cầu lông đôi.
  • Sau khi sơn khô, bạn sẽ bóc băng dính ra là hoàn thành công việc vẽ sân cầu lông.

Những lưu ý khi vẽ sân cầu lông

  • Trong quá trình sơn hoặc đang sơn sân cầu lông, tuyệt đối không được để mọi người giẫm chân lên những vạch kẻ. Cần thời gian 5-6h để sơn được khô.
  • Vị trí thiết kế sân cầu lông cần bằng phẳng, hạn chế chọn lựa những chỗ có hỗ nhỏ, nhằm giảm bớt chân thương cho người tập luyện và thi đấu trên sân.
  • Trước khi sơn hãy dùng phấn kẻ nhằm tăng tính thẩm mỹ cho sân thi đấu.
  • Nên sử dụng sơn màu trắng hoặc vàng cho dễ nhìn.
  • Theo quy định thi đấu cầu lông, bộ môn này thường được chơi trên sàn gỗ cứng hoặc thảm cao su tổng hợp được làm theo quy trình đặc biệt. Bạn có thể vẽ sân trên sân gạch hay bê tông đều được.

Quy định thiết kế sân cầu lông trong thi đấu

  • Ngoài việc nắm rõ kích thước sân cầu lông, bạn cũng cần biết thêm các quy định trong thiết kế sân cầu lông tiêu chuẩn, các hạng mục khác được quy định như sau trong thiết kế.
  • Lưới sân cầu lông
  • Lưới cầu lông được căng ở trung tâm của sân cầu lông, yêu cầu người chơi trả quả cầu từ bên này sang bên kia của sân trong suốt trận đấu. Được làm căng bằng cách sử dụng các cọc căng có trọng lượng ở các mép ngoài của sân cầu lông, lưới cầu lông được phép hơi chùng xuống giữa nhịp. Không giống như các loại lưới thể thao khác yêu cầu cột phải được lắp đặt cố định, lưới cầu lông thường di động và có thể di chuyển và lắp đặt nhanh chóng khi sẵn sàng chơi. Các loại lưới cầu lông thường sử dụng là sợi polyethylene, nylon và vinyl.
  • Chiều cao lưới:  1,55 m

  • Chiều rộng lưới: 6,1 m

  • Chiều cao tạ giữa sân: 1,52 m

  • Tầng trên: 0,76 m

  • Mắt lưới: 19 mm

  • Chất liệu lưới: Polyethylene, nylon, vinyl

Cột căng lưới sân cầu lông

  • Hai cột căng lưới phải được đặt ngay trên đường biên đôi để phục vụ cho cả đánh cầu lông đôi lẫn đánh cầu lông đơn.
  • Thông thường, cột cầu lông có 2 loại là: 
  • Cột cầu lông xếp đa năng dành cho sân tập luyện hoặc thi đấu cầu lông chuyên nghiệp.
  • Cột cầu lông có bánh xe dễ dàng vận chuyển và tháo lắp.
  • Chiều cao của 2 cột lưới tính từ mặt sân là 1m55. Yêu cầu 2 cột căng lưới phải chắc chắn, đứng thẳng khi căng lưới lên đó. Vị trí đặt 2 cột căng lưới và các phụ kiện đi kèm của chúng là ở ngoài đường biên của sân.

Đường biên trên sân cầu lông

  • Liên đoàn cầu lông Quốc tế quy định, sân cầu lông tiêu chuẩn sẽ chứa các đường kẻ chuẩn dành cho cả người chơi đơn và chơi đôi. Trong đó:
  • Sân cầu lông đánh đôi được chỉ định bởi các đường kẻ bên ngoài.
  • Sân cầu lông đánh đơn sử dụng đường kẻ bên trong.
  • Baseline: Là đường biên tại cuối mỗi bên sân, nó song song với lưới và chiều dài của đường này là toàn bộ chiều rộng của sân cầu lông.
  • Center line: Là đường vạch vuông góc với lưới, chia 2 phần sân giao cầu cho mỗi bên trái và phải.
  • Short service line: Là vạch giao cầu ngắn, cách lưới khoảng 2m. Thao tác giao cầu hợp lệ cần tối thiểu đi đến vạch này.
  • Doubles Sideline: Là một đường thẳng, kết hợp với đường biên tại cuối mỗi sân để tạo thành các đường ranh giới bên ngoài của sân cầu lông.
  • Long Service Line: Là vạch giao cầu dài. Khi giao cầu, bạn không được để cầu đi quá vạch này.

Một số lưu ý bạn cần biết với sân cầu lông

  • Màu nền sân cầu lông thường là xanh lá hoặc xanh dương.
  • Đường biên của sân có độ rộng là 4cm, các đường biên được vẽ rõ, dễ nhìn bằng sơn màu trắng hoặc vàng.
  • Phạm vi sân cầu lông được tính từ mép ngoài của đường biên bên này cho đến mép ngoài của đường biên kia.
  • Trụ cầu lông phải đủ chắc chắn để khi căng lưới nó vẫn đứng thẳng.
  • Trụ và các phụ kiện cầu lông khác không được đặt vào trong sân.
Hỏi đáp(0 Bình luận)
Gửi bình luận